mật thám theo dõi sát sao từng bước, lại bị bắt tại Sài Gòn cuối tháng Chín.
Hà Huy Tập, người phê phán mạnh mẽ Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Macao,
đã nằm trong tù khi cảnh sát vây ráp trong cuộc tuần hành ngày Quốc tế
Lao động 1-5 năm trước. Trong một cố gắng tuyệt vọng để tránh thảm hoạ,
Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ triệu tập cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương
một địa điểm an toàn ở ngoại ô Sài Gòn đầu tháng Mười Một. Do mật thám
tăng cường theo dõi, chỉ có bốn uỷ viên đến dự, không có đại diện Xứ uỷ
Bắc Kỳ, (vừa phải chuyển trụ sở ra ngoại ô Hà Nội), dự định tiến hành một
cuộc biểu tình. Cả bốn người cố gắng có mặt để thể hiện sự can đảm. Dù
chính phủ đàn áp thẳng tay buộc Đảng quay về bí mật, nhưng khả năng gia
tăng chiến tranh ở châu Âu đã tạo ra triển vọng sụp đổ của Pháp, sự can
thiệp của Nhật Bản vào Đông Dương, làm tăng cơ hội cho cuộc nổi dậy của
nhân dân giải phóng dân tộc. Tóm lại, không có ai đủ niềm tin hơn Lenin
khi tuyên bố, thời gian tốt nhất để phát động cuộc cách mạng là khi chiến
tranh thế giới nổ ra. Kết luận sự đàn áp thẳng tay của Pháp khiến chiến lược
Mặt trận Bình Dân trở thành vô nghĩa, Ban Chấp Hành vạch ra đường lối
mới kêu gọi chuẩn bị phát động tổng khởi nghĩa lật đổ chế độ thực dân.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi Hội Thanh Niên Cách mạng sụp đổ một thập
niên trước đây, vấn đề độc lập dân tộc của Việt Nam thu hút sự chú ý trực
tiếp và tức thời của Đảng. Hai tháng sau, Nguyễn Văn Cừ và đồng sự Lê
Duẩn, uỷ viên trẻ Ban Chấp hành Trung ương Xứ uỷ Trung Kỳ, người tham
dự hội nghị tháng Mười Một, bị Pháp bắt và tống giam ở nhà tù Sài Gòn.
Ngay sau khi Quốc trở lại Côn Minh vào tháng 5-1940, Phạm Văn Đồng
và Võ Nguyên Giáp - hai uỷ viên dự khuyết của Đảng tới thành phố này,
theo lệnh của Ban Chấp Hành Trung ương để huấn luyện thêm hoạt động
cách mạng. Phạm Văn Đồng, một cựu trào của Đảng, đã tham dự Hội nghị
Hội Thanh Niên Cách mạng ở Hong Kong vào tháng 5-1929, sinh năm
1908 ở tỉnh Quảng Ngãi, phía nam thành phố Đà Nẵng. Đồng là con trai
của một viên quan đứng đầu đám quan lại dưới thời vua Duy Tân, Đồng đã
tốt nghiệp Trường Quốc Học Huế, sau đó tham gia phong trào cách mạng
và bỏ sang Quảng Châu, ở đây ông học Trường Quân Sự Hoàng Phố. Với