HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 35

tới biển một vài dặm về phía đông, nơi những ngọn đồi nhỏ được che phủ
bởi thảm thực vật rậm lá xanh xẫm nhô cao hơn vùng đồng bằng xung
quanh. Những cây cọ tô điểm cho cảnh vật và tạo bóng mát cho những túp
lều mái lá của những người nông dân nhấp nhô trong những xóm nhỏ.
Trong mỗi xóm làng, những bụi chuối, gốc cam và những rặng tre là nguồn
thức ăn khi cần và còn là nguyên vật liệu xây dựng. Trong thế kỷ XIX, hầu
hết những người nông dân ở huyện Nam Đàn vẫn còn nghèo, bởi đây là nơi
đông dân cư, đất ít lại bạc màu không đủ nuôi sống con người.

Chính tại đây vào năm 1863, Hà Thị Hy, vợ kế của người nông dân thuần

thục nghề nông tên là Nguyễn Sinh Vương (đôi khi được gọi là Nguyễn
Sinh Nhậm) - một người giỏi giang việc đồng áng, đã sinh hạ người con
trai Nguyễn Sinh Sắc. Người vợ đầu của ông Vương mất trước đó vài năm
sau khi sinh đứa con trai đầu lòng Nguyễn Sinh Trợ. Để nuôi con, ông
Vương đã cưới Hà Thị Hy, con gái một gia đình nông dân làng bên. Khi lên
bốn, Sắc đã mất cả cha lẫn mẹ và được ông Trợ - người anh cùng cha khác
mẹ - nuôi dưỡng. Ông Trợ cày cấy trên mảnh đất của cha để lại. Đối với
Trợ và những người hàng xóm, cuộc sống đồng áng thật khó khăn. Khi có
bão lớn, ruộng ngập nước, mùa màng bị phá huỷ, khi hạn hán cây lúa bị
khô cằn. Do vậy, nhiều nông dân trong làng phải làm thêm những nghề phụ
khác như nghề mộc, làm gạch, dệt vải hay nghề rèn. Ngoài ra, nơi đây còn
có truyền thống hiếu học lâu đời. Một số nhà nho vùng này tham dự các kỳ
thi quan, một số người khác mở các lớp để gõ đầu trẻ, thêm thắt cho số thu
nhập ít ỏi của mình.

Thoạt đầu, cậu bé Nguyễn Sinh Sắc hầu như không có cơ hội bắt đầu sự

nghiệp nho học. Mặc dù lịch sử giòng họ Nguyễn có truyền thống hiếu học
đã được khắc bằng chữ Hán trên bức hoành phi bằng gỗ gắn bên cạnh bàn
thờ gia tiên, ghi lại rằng ngày xưa đã có nhiều người đỗ đạt trong các kỳ
thi. Nhưng trong những thế hệ gần đây không có một ai đỗ đạt trong các kỳ
thi. Trợ - người anh cùng cha khác mẹ của Sắc - lại chẳng quan tâm gì đến
học hành. Tuy vậy, Sắc rất ham học. Cuối buổi sáng, sau khi chăn trâu Sắc
thường ghé qua trường của hàn sĩ Vương Thúc Mậu ở địa phương, buộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.