HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 36

trâu lại rồi quanh quẩn ngoài lớp học, lắng nghe thầy giáo giảng bài. Thời
gian rỗi, Sắc thường học chứ Hán bằng cách viết lên đất hay lên lá cây
hồng.

[8*]

Khi Sắc lớn, các làng đều biết tính hiếu học của Sắc và điều này khiến

cho Hoàng Đường (còn gọi là Hoàng Xuân Đường), một nho sĩ làng Hoàng
Trù bên cạnh thường đi qua con đường đất sang Kim Liên để thăm bạn là
Vương Thúc Mậu, chú ý. Thấy chàng thanh niên mải mê đọc sách trên lưng
trâu trong khi bạn bè chơi đùa trên đồng, Hoàng Đường đã nói chuyện với
Nguyễn Sinh Trợ và nhận nuôi cậu bé ăn học mà ông dạy tại nhà. Trợ đồng
ý. Năm 1878, vào tuổi mười lăm, Nguyễn Sinh Sắc chuyển tới làng Hoàng
Trù và bắt đầu chính thức học kinh thư với người cha nuôi và cũng là người
bảo trợ của mình. Điều này không phải là một sự kiện bất thường, theo tục
lệ, hững bé trai thông minh xuất thân từ những gia đình nông dân nghèo
thường được họ hàng hay hàng xóm giàu có bảo trợ và được học chữ Nho
trong trường làng. Nếu như những đứa trẻ thành công trong học tập và trở
thành nho sĩ hay quan lại thì họ hàng và xóm cũng sẽ thơm lây bởi uy tín và
ảnh hưởng của người đó.

Giống như những nho sĩ khác trong vùng, ông Cử Đường (dân trong

vùng gọi ông), vừa là thầy giáo vừa là nông dân. Quê quán của dòng họ
Hoàng từ tỉnh Hải Hưng, đồng bằng sông Hồng, phía đông nam Hà Nội, có
nhiều người nổi tiếng về học hành. Sau khi tới Nghệ An vào thế kỷ XV, tổ
tiên của Hoàng Đường tiếp tục truyền thống hiếu học của gia đình. Bố ông
đã thi ba lần và cuối cùng đỗ tú tài (bằng cấp thấp nhất trong hệ thống thi
cử Nho học, tương đương với bằng cử nhân tại Hoa Kỳ ngày nay).

Trong khi ông Hoàng Đường dạy học trò tại hai phòng ngoài trong ngôi

nhà chật hẹp, vợ ông là Nguyễn Thị Kép và hai cô con gái Hoàng Thị
Loan, Hoàng Thị An làm việc ngoài đồng và dệt vải để phụ thêm cho gia
đình. Giống như những người phụ nữ khác trong thôn, cũng như nông thôn
khắp cả nước, không có người phụ nữ nào trong gia đình Cử Đường được
học hành tử tế, vì việc học hành và làm quan chỉ rảnh riêng cho nam giới.
Điều này thể hiện nguyên tắc đạo Khổng bắt nguồn từ Trung Hoa lâu đời -

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.