Trong khi Nguyễn Sinh Sắc chuẩn bị thi thì theo truyền thống bà Loan,
tiếp tục lo lắng công việc đồng áng và nuôi dạy con cái. Theo như lời của
những người cùng thời, bà là một người siêng năng, biết chăm lo cho gia
đình, đây là hai đức hạnh Nho giáo truyền thống nhưng bà cũng rất giỏi và
ham hiểu biết. Bà am hiểu văn học Việt Nam và thường ru con bằng những
bài dân ca hay ngâm những câu thơ nổi tiếng trong truyện Kiều của Nguyễn
Du, câu chuyện nghiệt ngã về tình yêu đôi lứa bị đạo đức cổ truyền trói
buộc.
Năm 1891, Nguyễn Sinh Sắc đã tới thị xã Vinh thi tú tài, nhưng trượt.
Tuy nhiên điểm số của ông rất khích lệ, ông lại học tiếp. Về làng, ông mở
lớp gõ đầu trẻ để giúp đỡ gia đình. Bố vợ ông, thầy Đường mất năm 1893
làm cho gánh nặng kinh tế của gia đình thêm trầm trọng, Sắc buộc phải
hoãn thi. Trong khi, chị cả làm các việc vặt trong gia đình, cậu bé Nguyễn
Sinh Cung vui vẻ chơi đùa trên cánh đồng hoặc quanh quẩn xung quanh lớp
học của bố. Vào buổi tối trước khi nằm trên võng, bà ngoại đã kể cho cậu
nghe những câu chuyện về các vị anh hùng địa phương. Cung rất thông
minh và nhanh chóng tiếp thụ tất cả.
Tháng 5 năm 1894, Sắc lên Vinh thi lần thứ hai và đỗ cử nhân, bằng cấp
cao hơn tú tài (tương đương với thạc sĩ văn chương Hoa Kỳ). Thành công
của Sắc là rất cao so với các nhà nho địa phương và khi trở lại làng Hoàng
Trù ông được cấp một mảnh đất là phần thưởng truyền thống của làng dành
cho những người đỗ đạt. Sắc đã nhận vì ông chỉ có ba mẫu ruộng là của hồi
môn của gia đình vợ, tuy nhiên ông từ chối đề nghị tổ chức một bữa tiệc
trọng thể, thay vào đó đề nghị phân phát thịt trâu cho người nghèo trong
làng.
Thông thường những người có bằng cử nhân danh giá sẽ tìm một vị trí
trong chính quyền để “vinh thân phì gia” nhưng Nguyễn Sinh Sắc đã chọn
con đường tiếp tục học hành trong khi kiếm thêm thu nhập bằng cách dạy
học. Theo truyền thống Nho giáo, người vợ phải hy sinh cho chồng con -
như trong thành ngữ “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”, đầy ý nghĩa