vừa chạy từ nhà này sang nhà khác để xin sữa cho em và chỉ trong vài tuần
lễ, vẻ vui tươi hàng ngày của cậu đã chuyển sang u sầu.
Được tin vợ mất, Sắc lập tức trở về Huế để đưa các con về làng Hoàng
Trù, tại đó ông tiếp tục dạy học. Trong một thời gian dài, bé Cung tiếp tục
học với cha, nhưng sau đó ông Sắc đã gửi cậu cho một người bà con xa bên
ngoại là nho sĩ Vương Thúc Đỗ. Cậu bé Cung bắt đầu đạt được những tiến
bộ đáng kể trong học tập. Cậu có thể nhận mặt được nhiều chữ Hán - là
phương tiện quan trọng trong nền giáo dục Nho giáo vẫn được sử dụng để
thể hiện tiếng Việt thường ngày - và rất thích tập viết. Cung rất nhanh trí và
ham học hỏi tuy nhiên cha cậu lại lo ngại bởi đôi khi cậu mải chơi, chểnh
mảng học hành. Có lẽ thầy giáo mới của Cung đã giúp cậu nhiều trong
chuyện này. Vương Thúc Đỗ thật sự yêu quý và theo như người khác kể lại
không bao giờ đánh đập các học trò của mình - là điều khác thường vào
thời đó - và ông thường kể cho học trò của mình những câu chuyện về
những vị anh hùng chính trực trong quá khứ, trong số đó có anh trai của
ông là người đã tham gia chiến đấu trong phong trào Cần Vương chống
Pháp của Phan Đình Phùng.
Sau vài tháng ở Hoàng Trù, ông Sắc lại vào Huế, mẹ vợ ông là Nguyễn
Thị Kép trông nom các cháu. Khi những người còn lại trong gia đình vào
Huế, Nguyễn Thị Thanh, con gái ông, cũng ở lại làng với bà ngoại. Thanh
đã trưởng thành nhưng chưa lấy chồng nên ở lại để giảm gánh nặng cho gia
đình. Cung giúp đỡ việc nhà và vườn tược nhưng vẫn có thời gian vui chơi.
Mùa hè, cậu cùng bạn câu cá trong ao làng, thả diều (nhiều năm sau, người
làng vẫn kể lại rằng khi trời lặng gió các bạn của cậu đã chán còn Cung vẫn
cố gắng giữ cho diều bay), và leo lên những ngọn núi ở vùng lân cận. Ngọn
núi đáng nhớ nhất là núi Chung trên đỉnh có đền thờ Nguyễn Đức Dụ - vị
tướng vào thế kỷ thứ mười ba đã chiến đấu chống quân Nguyên xâm lược.
Cũng chính tại đây, năm 1885, nhà nho yêu nước Vương Thúc Mậu đã
chiêu mộ một nhóm người nổi dậy chiến đấu dưới ngọn cờ phòng trào Cần
Vương. Chính tại nơi đây, ông Sắc đã thấy niềm ham học của mình, từ đỉnh
núi Chung, người ta có thể thấy được cảnh ngoạn mục những đồng lúa,