những rặng tre và những cây cọ, và một dãy núi xanh thẫm dọc hướng tây.
Trong thời niên thiếu đầy hạnh phúc của cậu bé Cung chỉ có một thời gian
buồn khi đứa em trai Xin của cậu ốm yếu và mất khi tròn một tuổi.
Trở lại Huế, Nguyễn Sinh Sắc thi lại kỳ thi hội và lần này ông đã đỗ tiến
sĩ, loại hai (phó bảng). Tin ông đỗ phó bảng đã gây xôn xao ở làng Hoàng
Trù và Kim Liên quê ông. Người ta kể rằng kể từ giữa thế kỷ 17, các làng
trong vùng đã có gần hai trăm người có học vị cử nhân và thạc sĩ nhưng
ông là người đầu tiên đỗ phó bảng. Khi ông về làng Hoàng Trù, dân làng đã
có kế hoạch tổ chức lễ rước nhưng ông, rõ ràng là không thích sự phô
trương và lễ nghi, một lần nữa đã từ chối vinh hạnh đó. Mặc dù ông không
đồng ý, dân làng đã tổ chức một bữa tiệc lớn để ăn mừng sự kiện này. Tuy
nhiên, ông đề nghị, chia một số thức ăn cho người nghèo.
Theo phong tục, vinh hạnh được thí sinh thi đỗ là thuộc về làng - quê
hương của người cha. Và tất nhiên Sắc cũng vậy, điều này có nghĩa là làng
được coi là “đất văn vật, chốn thi thư”, chính là làng Kim Liên, nơi bố ông
sinh ra chứ không phải là làng Hoàng Trù là nơi ông sống. Để thưởng cho
người con của làng, chức sắc làng Kim Liên đã dùng tiền công dựng một
ngôi nhà gỗ mái lá nhỏ trên mảnh đất của làng và mời ông tới sống ở đó.
Sắc đồng ý và sống trong ngôi nhà mới và dành cho mình cùng ba người
coni. Ngôi nhà rộng hơn ngôi nhà của ông ở làng Hoàng Trù một chút có ba
gian, một gian làm chuồng trâu, một gian nhỏ đặt bàn thờ bà Hoàng Thị
Loan. Ngoài ngôi nhà ra, Sắc còn được vài mẫu ruộng và mảnh vườn nhỏ
trồng khoai lang.
Trong xã hội Việt Nam xưa, học vị phó bảng là một vinh dự lớn đem lại
danh tiếng và may mắn, thường là sự nghiệp quan trường. Tuy nhiên,
Nguyễn Sinh Sắc không hề muốn ra làm quan, đặc biệt trong lúc nước nhà
bị ô nhục. Từ chối làm quan trong triều với lý do đang để tang vợ, ông Sắc
quyết định ở lại Kim Liên mở một lớp học nhỏ dạy chữ nho. Tiền dạy học
đã ít ông Sắc còn gặp khó khăn hơn vì thường giúp những người nghèo
trong làng. Tuy nhiên ông Sắc đã đổi tên thành Nguyễn Sinh Huy hay “sinh
để huy hoàng” cho phù hợp với địa vị mới của mình.