HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 43

Lên 11 tuổi, khi Cung chớm tuổi thanh niên, ông Sắc đã có một quyết

định rất quan trọng đối với cuộc đời cậu. Theo phong tục của xã hội Việt
Nam, để dánh dấu sự kiện này, cha cậu đã đặt cho cậu tên mới là Nguyễn
Tất Thành, hay “người sẽ thành đạt”

[10*]

ghi trong sổ sách của làng. Lúc đầu cậu bé tiếp tục học với cha, nhưng sau
đó được gửi tới học tại lớp học của bạn của cha cậu là Vương Thúc Quý,
con trai nhà nho Vương Thúc Mậu - người đã nhảy xuống ao tự vẫn để khỏi
bị giặc Pháp bắt. Cũng là một người đỗ đạt giống như ông Sắc, ông Quý đã
từ chối không ra làm quan và dạy học ở làng và bí mật tham gia các hoạt
động lật đổ chính quyền bù nhìn Huế. Khi dạy học trò, ông phản đối cách
dạy mô phạm truyền thống bắt học trò phải học thuộc lòng sách vở, thay
vào đó rất quan tâm hướng học trò vào tính nhân đạo cốt lõi của sách thánh
hiền, đồng thời khắc sâu trong óc các học trò tinh thần yêu nước nồng nàn
đối với sự sống còn của nước Việt Nam độc lập. Để soi sáng thông điệp của
mình trong tâm hồn các học trò, trước khi bắt đầu mỗi bài học ông thường
thắp ngọn đèn trên bàn thờ cha trên tường lớp học.

Nguyễn Tất Thành trưởng thành dưới sự dạy dỗ của người thầy mới, viết

những bài luận yêu nước dưới sự hướng dẫn của ông Quý và giúp những
người thường tới lớp giảng bài về những chủ đề khác nhau. Thật không
may, việc này không kéo dài được lâu, ông Quý đóng cửa lớp học và rời
làng tham gia hoạt động nổi dậy. Thành đã theo học một thầy giáo khác ở
làng bên trong một thời gian ngắn tuy nhiên cách dậy của thầy giáo mới
quá cổ hủ đối với Thành và chàng thanh niên quyết định trở lại học với cha
- người có thái độ vị tha hơn trong việc dạy học. Cũng như Vương Thúc
Quý, ông Sắc phê phán lối học vẹt và cho rằng học một bài tả “hoa lá” là
việc vô ích xa rời thực tế. Ông khuyên học trò không nên chỉ bước trên con
đường quan trường mà cố gắng hiểu những điều cốt lõi trong sách thánh
hiền để giúp đỡ đồng bào. Sắc đã nói với một người bạn” “Tại sao tôi phải
bắt học trò của mình học thuộc bài chỉ để thi? Tôi sẽ không bao giờ dạy con
mình cách đó”.

[11*]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.