HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 446

Minh lấy làm tiếc Liên Xô quá bận rộn tái thiết nền kinh tế bị thiệt hại nặng
trong chiến tranh nên không thể giúp đỡ nhiều cho chính phủ Việt Nam non
trẻ, Hồ bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ cung cấp “tiền và kỹ thuật” giúp đỡ Việt Nam
con đường phát triển. Nhưng ngay cả trong lúc tâng bốc vai trò của Mỹ
trong tương lai Việt Nam, Hồ cũng bày tỏ chút hoài nghi Mỹ không muốn
giúp Việt Nam vì Việt Nam là nước nhỏ và xa Bắc Mỹ.

Sau khi trao đổi, thiếu tá White về nhà, nhưng bất ngờ Hồ Chí Minh mời

ông dự tiệc đãi những đại diện Pháp vừa đến Hà Nội. White ngạc nhiên khi
được xếp ngồi cạnh Hồ Chủ tịch trong bữa tiệc, có lẽ khiến vài người trong
hàng ngũ sĩ quan cao cấp Mỹ bực tức. Khi White lúng túng việc ngồi cạnh
Hồ làm nhiều khách không hài lòng, Hồ buồn rầu “Nếu không nói chuyện
với anh thì tôi nói chuyện với ai”.
Theo hồi ức White, bầu không khí bữa
tiệc “lạnh giá”, người Pháp thì chẳng có gì mà nói, quân Tàu do Lư Hán
đứng đầu thì “say khướt”.

Hồ Chí Minh quả là đúng khi than phiền với White, Mỹ không muốn can

thiệp tới cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam giành dân tộc, Nhà Trắng
phớt lờ những biến chuyển nhanh chóng tình hình Đông Dương. Cuối
tháng 2-1946, Hồ gửi một bức điện cho tổng thống Truman đề nghị Mỹ ủng
hộ nền độc lập của Việt Nam, theo những nguyên tắc Hiến Chương Liên
Hợp Quốc. Không có sự hồi âm. Khi tin tức Hiệp định Pháp - Trung bay
đến Washington, ngoại trưởng James Byrnes nói với một nhà ngoại giao
Pháp, hiệp định đó “hoàn thành việc khôi phục chủ quyền của Pháp tại
Đông Dương”.
Bây giờ lo ngại sự nguy hiểm của làn sóng Cộng sản tràn
lan, (Winston Churchill gọi là “Bức màn sắt” trong bài phát biểu nổi tiếng ở
Fulton, Missouri), Mỹ không ủng hộ lời đòi hỏi công nhận Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà là một “quốc gia tự do” nằm trong Liên hiệp Pháp.

Suốt mấy ngày sau, tình hình vẫn không cải thiện. Ngày 22-3-1946, một

cuộc diễu binh chung diễn ra gần Hoàng Thành Hà Nội để hâm nóng “tình
hữu nghị Việt Pháp”. Xe của Pháp toàn do Mỹ sản xuất, máy bay Spitfire
của Anh. Đám đông bên nào vỗ tay hoan hô quân bên ấy. Ngày hôm sau,
Leclerc rời Hà Nội, trao quyền cho thuộc hạ là tướng Jean - Etienne Valluy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.