HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 47

Giống như những nhân vật tiến bộ đương thời ở Trung Hoa, Phan Bội

Châu đã tìm được một mô hình cho chương trình của mình tại Nhật Bản
nơi các thành phần theo chủ nghĩa cải lương thuộc tầng lớp quý tộc tập hợp
xung quanh Nhật hoàng Minh Trị với mục đích thúc đẩy cải cách xã hội
truyền thống Nhật Bản. Như nhiều người Việt Nam khác, ông thán phục
thành công của quân đội Nhật trong cuộc chiến vừa diễn ra với quân Sa
hoàng Nga, coi đó là bằng chứng của việc người châu Á có khả năng đánh
bại xâm lược phương Tây. Ông Châu tin rằng Việt Nam có thể yêu cầu hỗ
trợ từ bên ngoài để biến kế hoạch của mình thành hiện thực. Cuối năm
1904, ông tới Nhật Bản và thành lập một trường học ở Yahama để đào tạo
những thanh niên Việt Nam yêu nước cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc trong tương lai. Mùa hè năm sau, ông trở về Huế bắt đầu chiêu mộ
người trên khắp đất nước.

Ngay sau khi trở về Việt Nam, Phan Bội Châu đã tới làng Kim Liên, đề

nghị Nguyễn Tất Thành và anh trai tham gia phong trào Đông Du của
mình. Tuy nhiên, Thành đã từ chối lời đề nghị đó. Theo một số tài liệu,
Thành quyết định như vậy vì cho rằng dựa vào người Nhật Bản để đuổi
người Pháp tương đương với việc “đuổi hổ cửa trước, rước sói cửa sau”,
Một số tài liệu khác thì cho rằng quyết định đó chính là của cha Thành.
Trong tự thuật của mình, được viết với bút danh Hồ Chí Minh sau này đã
giải thích rằng ông rất muốn tới Pháp để tìm hiểu tận nguồn bí quyết thành
công của phương Tây.

[12*]

Thành quyết định từ chối lời đề nghị của Phan Bội Châu có thể là do một

trong những lời giải thích của ông Châu. Khi Thành hỏi làm thế nào mà
Nhật Bản có được sự thành công về công nghệ, ông Châu đáp lại người
Nhật bản đã học hỏi phương Tây. Ngay sau đó, Thành nói với cha rằng
mình muốn học tiếng Pháp. Ông Sắc lúc đó chần chừ không muốn, vì lúc
đó chỉ có những người Việt Nam cộng tác với Pháp mới phải lo học tiếng
Pháp. Nhưng bản thân ông Sắc cũng bắt đầu hiểu sơ qua văn hoá phương
Tây khi ông tham gia một câu lạc bộ bạn đọc và đọc những bài viết của các
tác giả là những trí thức Trung Hoa theo chủ nghĩa cải lương tìm cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.