lâu đã bỏ danh xưng “Công dân Vĩnh Thụy”, vốn lười biếng và ăn chơi,
Bảo Đại chẳng còn đoái hoài đến công việc quốc gia, vùi đầu trong sòng
bạc và gái gú. Tuy những tiếp xúc đầu tiên của Pháp với vị cựu hoàng phì
nộn này không kết quả, nhưng triển vọng sử dụng Bảo Đại được nhiều
người ủng hộ, ở cả Pháp lẫn Đông Dương. Tuy vậy đối với Bollaert, kế
hoạch này cũng ở thế lưỡng nan. Trong khi đó Việt Minh vẫn được sự ủng
hộ của đông đảo dân chúng, và Hồ được thừa nhận như nhà lãnh đạo của
dân tộc. Trước khi rời Paris, Leclerc khuyên Bollaert “thương lượng bằng
mọi giá”.
Nhiều người thân cận Bollaert cũng tán đồng đàm phán với Việt Minh,
gồm chánh văn phòng chính phủ Pierre Messmer và Paul Mus, cố vấn riêng
của ông đồng thời là một học giả Đông Dương có tiếng. Tuy hơn một ngàn
quân Pháp chết hoặc mất tích, nhưng tâm lý cộng đồng Pháp ở Đông
Dương lúc này là cương quyết chống Việt Minh. Phương án dùng Bảo Đại
là khả dĩ nhất, nhưng liệu Bảo Đại có thể là đối trọng với Hồ Chí Minh
không? Trong khi vị cựu hoàng được sự ủng hộ nào đấy trong những người
hoài cổ, thì đa số nhân dân Việt Nam khinh bỉ ông về lối sống bê tha.
Những người khác còn nghi ngờ ông không có đủ năng lực thống nhất
những nhóm dân tộc chủ nghĩa cứng đầu, nhỏ nhen, manh mún.
Hồ Chí Minh vẫn cố gắng giữ mối liên lạc mỏng manh với Pháp. Ngày
23 tháng 4, Hoàng Minh Giám, một người không cộng sản, vừa được bổ
nhiệm bộ trưởng Bộ ngoại giao hồi tháng 3-1947, gửi thông điệp của Hồ tới
Bollaert đề xuất ngừng bắn tức khắc và mở lại thương lượng để chấm dứt
xung đột. Nghi ngờ ý định kẻ thù và nghe các cố vấn của mình cam đoam
tình thế quân sự bây giờ là tốt đẹp, Bollaert đưa ra một loạt điều kiện thực
chất là đòi Việt Minh đầu hàng trước khi khôi phục hoà bình. Bollaert đưa
thư cho Paul Mus. Người đã một lần gặp Hồ Chí Minh, để chuyển cho Hồ.
Chiều ngày 12 tháng 5, trước tiên, Mus bí mật gặp Hoàng Minh Giám tại
một địa điểm gần Hà Nội và sau đó gặp Hồ tại Thái Nguyên. Hồ nhã nhặn
nghe Mus trình bày, nhưng thẳng thừng bác bỏ đòi hỏi của Pháp. Hồ nhấn