HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 496

việc chấp nhận thống nhất và độc lập thật sự cho nhân dân Việt Nam nằm
trong Liên hiệp Pháp hoặc mất hết Đông Dương. Nếu Pháp không cam kết
dứt khoát, Washington có thể sẽ xét lại chính sách viện trợ kinh tế hiện thời
trực tiếp cho Pháp ở Đông Dương.

Trong bối cảnh ảm đạm, tháng 1-1949 cuối cùng Pháp đành phải chấp

nhận đòi hỏi của Bảo Đại là thuộc địa Nam Kỳ phải nằm trong Quốc gia
Liên hiệp Việt Nam. Sự nhượng bộ đó phá vỡ bế tắc, và ngày 9 tháng 3
năm 1949, lễ ký tổ chức tại điện Elysée ở Paris, đại diện hai bên ký một
hiệp định theo đó Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam và thống nhất
lãnh thổ nằm trong Liên hiệp Pháp, và trình Quốc hội Pháp thông qua chính
thức. Quốc gia mới sẽ có ngoại giao, tài chính và quân đội riêng. Chỉ còn
những trở ngại cho nền độc lập là những hạn chế do những thành viên trong
Liên hiệp Pháp áp đặt và cuộc chiến hiện tại ở Đông Dương. Những hạn
chế này thực ra là quá lớn.

Tháng 1-1948, Ban thường vụ Đảng cộng sản Đông Dương, tin tưởng

rằng tình thế đã thay đổi có lợi cho cách mạng, chính thức ra lệnh kết thúc
giai đoạn đầu tiên là phòng ngự chuyển sang giai đoạn thứ hai là cầm cự.
Lực lượng Việt Minh bây giờ bắt đầu khởi xướng chiến đấu với kẻ thù.
Lãnh đạo Đảng cho rằng cần phải huy động nhân dân Lào, Cambodia vào
cuộc chiến để tích cực đóng góp cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bằng cách mở rộng chiến trường Đông Dương, những nhà chiến lược Việt
Minh hy vọng sẽ phân tán quân Pháp và khiến chúng yếu đi khi bị tấn
công. Theo một tài liệu của Đảng tháng 8-1948, nếu sông Rhine được voi là
tuyến đầu phòng thủ nước Anh trong Thế chiên II, thì sông Mekong cũng
tương tự đối với Việt Nam. Như Trường Chinh viết trong một bài báo năm
1947: “Nếu địch đánh phía trên, ta sẽ đánh chúng từ phía dưới. Nếu chúng
đánh ở miền Bắc, ta sẽ trả lời ở Trung Kỳ hoặc Nam Kỳ, hoặc Lào,
Cambodia. Nếu địch thò chân vào căn cứ, ta sẽ đánh vào thắt lưng và hậu
phương chúng cắt chân chúng và phá huỷ đường xá”
.

Đảng đã hoạt động tích cực ở hai nước láng giềng Lào và Campuchia từ

1935, khi Đảng cộng sản Đông Dương họp Đại hội đảng toàn quốc lần thứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.