HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 50

hơn trong triều. Tuy nhiên việc Nguyễn Sinh Sắc từ lâu đã từ chối ra làm
quan khiến cho triều đình chú ý và nghi ngờ lòng trung thành của ông.

Đối với ông Sắc, thời gian làm việc trong triều rõ ràng là quãng đời rất

khó chịu. Ông bắt đầu không thoải mái đối với nghĩa vụ phục vụ nền quân
chủ bù nhìn trong tay kẻ thống trị ngoại bang. Ông băn khoăn về ý nghĩa
đương thời của câu nói truyền thống “trung quân ái quốc?” Ông bắt đầu
trao đổi với bạn bè về sự cần thiết phải cách tân hệ thống cũ, vì theo ông đã
ngày càng trở nên mục nát và không thích hợp, ông khuyên học trò không
nên mưu cầu quan trường. Trong con mắt ông, sự hiện diện của quan lại chỉ
để bức hại dân lành.

Nỗi thất vọng của Nguyễn Sinh Sắc về sự suy đồi của chế độ cũ rất có cơ

sở. Mô hình hành chính Nho giáo luôn dựa vào đạo lý như là phương tiện
để duy trì năng lực và sự liêm chính của các quan lại được tuyển chọn qua
hệ thống thi cử. Trên lý thuyết, các quan địa phương, được thấm nhuần từ
thời thơ ấu về một hệ thống các giá trị đạo đức xã hội dựa trên sự cống hiến
cho cộng đồng, sự chính trực cá nhân và lòng nhân đức phải tuân theo
những nguyên tắc này trong việc sử dụng quyền lực với các đối tượng dưới
quyền. Khuynh hướng ngạo mạn và tự tư tự lợi của quan lại có thể được
khống chế bởi người trị vì đầy nghị lực và lòng nhân đức đứng ở vị trí tối
cao trong chế độ. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, sự suy yếu của triều đình
đã dẫn tới sự tan rã thật sự của các thể chế Nho giáo trong xã hội Việt Nam
cũng như tới uy tín và quyền lực của nhà vua. Thiếu sự chỉ đạo từ Huế,
quan lại dễ dàng lạm dụng quyền hạn vơ vét cho đầy túi, làm lợi cho bạn bè
và người thân. Đất công dành cho gia đình nghèo giờ đây bị những người
giầu chiếm đoạt và những người này được miễn - giảm tô hằng năm.

Ông Sắc không phải là Nho sĩ duy nhất không tuân lệnh triều đình. Lúc

đó tiếng nói của vị quan trong triều Phan Chu Trinh lần đầu tiên được nhân
dân biết tới. Ông Trinh đỗ phó bảng cùng năm với Nguyễn Sinh Sắc. Sinh
tại tỉnh Quảng Nam năm 1872, ông Trinh là con út trong số ba người con
trong gia đình. Cha ông là một quan võ đã từng thi trượt. Tin rằng con
đường cũ là vô dụng, cha ông đã đứng trong đội ngũ phong trào Cần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.