tôi sẽ cởi mở hết mình, sẽ cho họ biết chúng tôi đã chịu đựng đau khổ và
cần những gì. Tôi thật sự hy vọng những điều đó sẽ thức tỉnh cũng như sự
hồi sinh của dân tộc tôi”.
Lá thư của Phan Chu Trinh được công bố đã gây chấn động giới trí thức
trong nước, nhất là những nơi chống lại nhà cầm quyền thuộc địa đang phát
triển. Đằng sau chiếc mặt nạ “sứ mệnh truyền bá văn minh”, người Pháp ra
sức khai thác các nguồn tài nguyên kinh tế Đông Dương và truyền bá nghi
lễ ngoại lai gây ra sự bất bình trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Quan
lại, sĩ phu tức giận vì việc người Pháp chỉ trích các thể chế Nho giáo. Nông
dân nổi giận vì các loại thuế mới ban hành đánh vào rượu, muối và thuốc
phiện mà chính quyền Pháp áp đặt biến Đông Dương trở thành một lãnh địa
tự cung tự cấp. Thuế rượu rất nặng, người Việt Nam bị cấm nấu rượu từ
gạo - một truyền thống sản xuất rượu thủ công lâu đời qua nhiều thế kỷ - và
bắt họ phải mua các loại rượu đắt tiền nhập từ Pháp. Những người nông
dân phải rời làng quê đi kiếm việc làm nhưng môi trường mới không đem
lại kết quả tốt hơn. Điều kiện sống và làm việc trong các đồn điền cao su ở
Nam Bộ rất khắc nghiệt, các phu đồn điền thường bị ốm và chết. Mặc dù
việc mộ phu dựa trên nguyên tắc tự nguyện nhưng trên thực tế họ thường bị
cưỡng bức. Tình cảnh của những người công nhân làm việc trong nhà máy
hay tại các mỏ than cũng chẳng tốt hơn vì lương thấp, thời gian làm quá
việc dài và điều kiện sống rất cùng cực.
Ấy thế Phan Chu Trinh vẫn hy vọng người Pháp sẽ thực hiện trách
nhiệm truyền bá văn minh cho Đông Dương. Ông không phải là người duy
nhất tìm kiếm câu trả lời từ phương Tây về nỗi thống khổ của dân tộc. Đầu
năm 1907, một nhóm những người trí thức tiến bộ ở Hà Nội thành lập
trường Đông Kinh Nghĩa Thục theo khuôn mẫu của một trường mới được
nhà cách tân Fukuzawa Yukichi thành lập ở Nhật Bản. Trường là một thể
chế độc lập với mục đích khuếch trương tiến bộ phương Tây và tư tưởng
của Trung Hoa trong thế hệ người Việt Nam sau này. Đến giữa hè năm đó,
trường đã có hơn 40 lớp học với 1.000 học sinh. Trong khi đó Phan Bội
Châu tiếp tục hoạt động tích cực tại Nhật Bản, thu hút thanh niên Việt Nam