tận thế của Mao Trạch Đông về chiến tranh với đế quốc tất yếu ở châu Á đã
mất đi sức mạnh. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 24-8-1953, Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao Chu Ân Lai tuyên bố “các vấn đề khác” có thể
được bàn đến tại Hội nghị hoà bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Triều
Tiên. Tháng 12-1953, ông thảo luận với các thành viên của một phái đoàn
Ấn Độ về ý tưởng có một thoả thuận chung dựa trên những điều mà sau
này trở thành “năm nguyên tắc chung sống hoà bình” giữa các quốc gia.
Washington đã đáp lại một cách tế nhị khi Bộ trưởng Ngoại Giao Dullet,
trong một diễn văn cho đội quân lê dương Mỹ đầu tháng 9-1953, đã gián
tiếp nói “Hoà Kỳ sẵn sàng xem xét một thoả thuận đàm phán để chấm dứt
xung đột ở Đông Dương”.
Moscow cũng ngày càng quan tâm nhiều tới việc chấm dứt xung đột ở
Đông Dương. Tân Thủ tướng Liên Xô, ông Georgy Malenkov, đã trở thành
nhân vật trên chính trường sau khi Iosiff Stalin chết tháng 3-1953. Ông có
lý do phải có quan hệ tốt với phương Tây, kể cả việc phải giảm bớt ngân
sách quốc phòng đã phình to để tập trung nguồn vốn hiếm hoi vào các dự
án kinh tế. Cuối tháng 9-1953, Liên Xô đề nghị họp hội nghị năm nước lớn
nhằm giảm bớt tình hình căng thẳng quốc tế. Một vài ngày sau, Trung Quốc
cũng làm như vậy.
Quân Pháp chiếm Điện Biên Phủ đúng lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc
(giống các nhà lãnh đạo Liên Xô) quyết định mở cuộc tấn công hoà bình
nhằm đưa lại giải pháp đàm phán ở Đông Dương. Thắng lợi của Việt Minh
ở Điện Biên Phủ có thể sẽ làm tình hình trong khu vực căng thẳng thêm
khiến Mỹ can thiệp trực tiếp. Mặt khác, điều này có thể làm tăng thêm
phong trào chống chiến tranh ở Pháp và tạo điều kiện cho một hiệp định
hoà bình có lợi cho Việt Minh và Trung Quốc. Với Bắc Kinh, họ sẵn sàng
chấp nhận canh bạc rủi ro này.
Trong khi Hồ Chí Minh và các cộng sự của ông chắc hẳn đã biết ơn
Trung Quốc vì đã tăng cường giúp đỡ chiến dịch Tây Bắc, trước một loạt
biểu hiện mong muốn có đàm phán hoà bình của các nước trên thế giới.
Tổng hành dinh Việt Minh chắc có phản ứng thận trọng. Trong những