HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 544

cân hàng qua 16 cây số đường rừng mỗi đêm. Tuy hầu hết hàng cung cấp là
xăng dầu và đạn dược, nhưng cũng còn có những khẩu pháo lớn của Liên
Xô được chuyển từng bộ phận từ biên giới Trung Quốc ở Lạng Sơn, cách
hơn 400 cây số.

Trong giai đoạn đầu, những người tấn công đã theo lời khuyên của Trung

Quốc sử dụng chiến thuật “biển người”, nhưng tổn thất nặng nề đến mức
cuối tháng 1-1954, Bộ Tư lệnh Việt Nam (theo yêu cầu khẩn thiết của Bắc
Kinh) đánh giá lại tình hình và quyết định chuyển sang cách đánh thận
trọng hơn. Trong vài tuần sau đó, quân Việt Minh đào mấy trăm cây số giao
thông hào để tiến vào hệ thống phòng thủ bên ngoài của Pháp mà không bị
hoả lực của Pháp khống chế. Đồng thời quân Việt Minh cũng đào một loạt
giao thông hào quanh cứ điểm đã bao vây. Pháo được dân công chuyển từ
biên giới Trung Quốc từng phần đến, lắp ráp lại tại chỗ, đặt bên trong
đường hầm. Pháo có thể cơ động nhanh giữa các địa điểm khác nhau, ngăn
không cho quân Pháp từ cứ điểm phát hiện chính xác điểm bắn.

Lúc đầu, hàng tiếp tế và quân tiếp cận đến bằng đường không, nhưng rồi

sân bay bên ngoài căn cứ không thể sử dụng được nữa vì bị pháo bắn phá
rất ác liệt. Máy bay hạ cánh để dỡ đồ tiếp tế hầu như bị pháo của Việt Minh
từ các vùng núi bao quanh cứ điểm bắn phá. Ít lâu sau, phi công Pháp buộc
phải bay vội qua thung lũng, thả dù tiếp tế và tiếp viện. Cuối cùng hoả lực
của Việt Minh mạnh đến mức quân tiếp viện nhảy dù xuống thường chết
trước khi xuống được đến đất.

Tình hình càng nguy hiểm, quân Pháp càng khẩn thiết cầu cứu viện trợ

của Mỹ. Vào giữa tháng 3-1954, Paris cử tướng Paul Ely đến Washington
yêu cầu Mỹ tiến hành không kích để giảm căng thẳng cho cứ điểm của
Pháp và bảo vệ cho cứ điểm này khỏi nguy cơ sụp đổ. Đề nghị này được đô
đốc Arthur Radfor, Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân và Phó tổng thống
Nixon ủng hộ. Trong một cuộc nói chuyện với đại sứ Pháp Henri Bonnet
ngày 28 tháng 4, Nixon tuyên bố “hoàn toàn nhất trí với quan điểm của đô
đốc Arthur Radfor và ủng hộ máy bay Mỹ can thiệp ồ ạt để cứu Điện Biên
Phủ”.
Nhưng tổng thống Eisenhower, do ý nguyện tham gia cuộc chiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.