HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 57

thoái vị vì bị nghi ngờ có dính líu đến các hoạt động phiến loạn. Tuy nhiên,
trong thành đã có những tin đồn rằng người kế vị mới tám tuổi của ông là
vua Duy Tân còn có tư tưởng chống Pháp mạnh hơn. Mặc dù tuổi nhỏ, để
thể hiện quyết tâm cách tân đất nước nhà vua đã chọn niên hiệu trong tiếng
Việt nghĩa là “hiện đại hoá”, một cử chỉ như để tuyên bố quan hệ gắn bó về
tinh thần của ông với Vua Minh Trị của Nhật Bản.

Tuy vậy, đối với nhiều người Việt Nam tiến bộ, đã quá muộn không thể

gắn triều đình với các hoạt động yêu nước. Nguyễn Quyến, sĩ phu trường
Đông Kinh Nghĩa Thục, đã viết một bài thơ kêu gọi tất cả những người
Việt Nam cắt tóc để biểu thị phản đối chế độ phong kiến cũ (lúc đó, nhiều
người Việt Nam búi tóc, như vẫn thường làm nhiều thế kỷ trước). Thành
lúc này bỏ học cùng bạn bè đi khắp các đám đông cắt tóc cho những người
qua đường cho dù có nhiều người chẳng yêu cầu gì cả. Nhiều năm sau, Hồ
Chí Minh vẫn nhớ bài ca của họ:

Lược bên tay trái
Kéo bên tay phải
Cắt! Cắt!
Cắt bỏ sự ngu dốt
Bỏ đi sự đần độn
.Cắt! Cắt!
Rõ ràng những hành động như vậy đã khiến nhà chức trách Pháp lo ngại,

dẫn tới việc chính quyền ở Bắc Kỳ quyết định ra lệnh đóng cửa Trường
Đông Kinh Nghĩa Thục.

Cho tới lúc này, hầu hết bất mãn chủ yếu nảy sinh trong giới trí thức.

Những tháng đầu năm 1908, thái độ bất mãn đã lan rộng sang khu vực
nông thôn. Nông dân các tỉnh duyên hải miền Trung bắt đầu lên tiếng bất
bình đối với việc tăng thuế, luật lao dịch và nạn tham nhũng của quan lại.
Trong lá thư gửi cho Paul Beau, Phan Chu Trinh cảnh báo rằng quần chúng
nhân dân bị quan lại địa phương áp bức, sách nhiễu đã phải sống trong “nỗi
thống khổ”. Ở một số vùng duyên hải, chế độ lao dịch rất hà khắc, chẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.