trụ sở hành chính. Họ thiết lập căn cứ địa giải phóng ở Tây Nguyên nhằm
mở đường tấn công xuống đồng bằng.
Một lý do tăng quân số Việt Cộng là do quân đội Bắc Việt Nam thâm
nhập ngày càng nhiều theo Đường mòn Hồ Chí Minh, tăng gấp đôi trong
thời kỳ 1959-1961, đạt con số năm ngàn người năm 1962. Nhưng yếu tố
chính là việc mở rộng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam,
thúc đẩy nhân dân chống chế độ Diệm và bắt đầu lan toả cắm rễ xuống thôn
làng và thị trấn thuộc Việt Nam Cộng Hoà. Khi bộ máy chính trị mạnh cả
về số lượng lẫn chất lượng, nhiều thanh niên hăng hái có năng lực đã gia
nhập Quân Giải Phóng.
Phong trào nổi dậy phát triển mạnh khiến Washington lo lắng. Trong
những tháng cuối nhiệm kỳ chính quyền Eisenhower, Mỹ tập trung quan
tâm vào Lào, nơi lực lượng Pathet Lào do Hà Nội hậu thuẫn, đã lật đổ
chính phủ liên hiệp yếu ớt của phái hữu ở Vientiane bằng quân sự. Nhưng
khi Kennedy vào Nhà Trắng tháng 1-1961, ông nhận được báo cáo đáng
buồn, tình hình Nam Việt Nam đang xấu đi nhanh chóng. Kennedy thành
lập lực lượng đặc biệt để hành động, cuối năm ông thông qua chương trình
tăng thêm cố vấn Mỹ cho Việt Nam Cộng Hoà. Mục tiêu huấn luyện quân
đội Việt Nam Cộng Hoằ cách thức chống nổi dậy với hy vọng chính quyền
Sài Gòn có thể phòng thủ, tự bảo vệ không cần Mỹ sự can thiệp. Trong khi
đó, Kennedy tìm cách dàn xếp cuộc xung đột đang lan rộng ở Lào, cho dù
bất kỳ lý do gì sự hiện diện của Mỹ để đảm bảo lợi ích an ninh của Thế giới
Tự do rất khó thanh minh.
Bạo lực cách mạng ở Nam Việt Nam ngày càng tăng là bằng chứng nhận
xét của Hồ Chí Minh, chế độ Diệm đã hoàn toàn thối nát và nhất định sụp
đổ. Trong khi đó, Hồ căn dặn, đừng lạc quan quá mức. Ngô Đình Diệm
mặc dầu có những sai lầm, nhưng là nhà lãnh đạo kiên định, có đội ngũ
cộng sự rất trung thành. Giới lãnh đạo Đảng thận trọng không đánh giá thấp
Ngô Đình Diệm, tiên đoán chính phủ Diệm sẽ sụp đổ nhưng phải cảnh giác
với Mỹ, tin Nam Việt Nam là sự sống còn đối với an ninh quốc gia Mỹ và
lo sợ những hậu quả do thất bại sẽ mất mặt ở Đông Nam Á. Giới lãnh đạo