cần thiết đẩy mạnh nỗ lực chính trị ở miền Nam để thúc đẩy thương lượng
và thành lập một chính phủ trung lập, với nhiều người thuộc Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông vạch ra, Washington đang hoang
mang, không phải tìm kiếm một chiến thắng mà một rút lui trong danh dự.
Một số uỷ viên Bộ Chính trị hoài nghi không tin vào quan điểm của Hồ
có thể giành thắng lợi thống nhất đất nước không cần phải leo thang bạo
lực cách mạng. Có dấu hiệu cho thấy Washington đang tìm kiếm thắng lợi
ở miền Nam. Một minh chứng cho việc này đó là chương trình ấp chiến
lược. Ấp chiến lược lập ra từ cuối thập niên 1950 để bảo vệ nông dân và
giúp chính quyền Sài Gòn chống lại Việt Cộng thâm nhập để tuyển dụng
người và tuyên truyền cộng sản. Ý tưởng này được Anh sử dụng thành
công ở Mã Lai vài năm trước đây, đã thu hút cả Sài Gòn và Washington.
Năm 1962 tổng thống Diệm đồng ý áp dụng chương trình này cho Nam
Việt Nam. Chỉ trong vài tháng, hàng ngàn ấp chiến lược cấp tốc được xây
dựng ở khắp miền Nam.
Hà Nội ngay lập tức nhận ra chương trình Ấp chiến lược đe doạ nghiêm
trọng phong trào cách mạng. Trung ương Cục Miền Nam được chỉ thị khẩn
cấp tìm mọi thâm nhập hoặc phá hoại chương trình ấp chiến lược. Hồ Chí
Minh sau khi cân nhắc, đề xuất phối hợp giữa sách lược chính trị và quân
sự chống lại chương trình này, bao gồm dùng biện pháp phản gián, khủng
bố và mở rộng chiến tranh du kích. Ông nhấn mạnh tại cuộc họp Bộ Chính
trị tháng 11-1962 “Chúng ta phải tìm mọi cách phá hoại chúng, có thế mới
bảo đảm chắc chắn thắng lợi về phía chúng ta”. Dù chương trình ấp chiến
lược lúc đầu gây khó khăn nghiêm trọng tới phong trào kiểm soát nông
thôn, song sự yếu kém và quan liêu của chính phủ Sài Gòn khiến chương
trình Ấp chiến lược bị trở ngại, hậu quả là hơn một nửa ấp chiến lược bị
Việt Cộng thâm nhập hoặc phá hoại.
Trong khi đó, Hồ Chí Minh yêu cầu các đồng chí của ông hết sức duy trì
tình cảm và sự ủng hộ của cả Moscow và Bắc Kinh. Đầu thập niên 1960,
Hà Nội cố giữ vững cân bằng mối quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, lúc
này rất căng thẳng. Dù Khrushchev ngại mất lòng Bắc Việt Nam vì không