ủng hộ chiến tranh giải phóng dân tộc, song ông hy vọng tránh được đối
đầu trực tiếp với Mỹ và lo lắng xu hướng gia tăng bạo lực ở Đông Nam Á.
Sự lo lắng của Khrushchev làm Bắc Kinh hể hả. Trung Quốc rất muốn có
đối đầu của chính họ với Mỹ, khi họ quyết tâm thay thế Moscow là người
cầm đầu các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Theo Mao chủ tịch, sự hiện
diện của quân đội Mỹ tăng lên ở Nam Việt Nam sẽ làm các cơ sở của Mỹ bị
yếu đi ở châu Á nói chung, vì thế sẽ tự tạo ra thòng lọng xiết cổ đế quốc
Mỹ ở khắp nơi trên thế giới.
Để kiếm ưu thế với Moscow, cũng như lấy lòng Hà Nội, Trung Quốc hứa
tăng viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đầu thập niên 1960. Bắc
Kinh rút kinh nghiệm từ thời kỳ chiến tranh Pháp - Việt Minh, viện trợ
quân sự ít tạo ra khả năng xung đột trực tiếp với Mỹ, đồng thời làm tăng sự
phụ thuộc của Hà Nội vào Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Mùa Hè năm
1962, một phái đoàn Việt Nam do Hồ Chí Minh và đại tướng Nguyễn Chí
Thanh thăm Bắc Kinh để yêu cầu tăng cường giúp đỡ để cân bằng với dự
hiện diện của Mỹ đang gia tăng ở miền Nam, Trung Quốc đã nhanh chóng
đáp ứng.
Trung Quốc hy vọng Hà Nội hoan nghênh sự giúp đỡ của họ, vì thế
tháng 5-1963, chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ thăm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để
đánh giá tình hình. Lưu Thiếu Kỳ nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi lịch sử
giữa hai nước và thẳng thừng đả kích “chủ nghĩa xét lại hiện đại” (ám chỉ
Liên Xô), buộc tội họ nhiều sai phạm về nguyên lý, đả kích thái độ “lừng
chừng”. Trong cuộc cuộc hội đàm với Hồ Chí Minh, Lưu Thiếu Kỳ hứa,
nếu chiến tranh ở Nam Việt Nam leo thang, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
có thể dựa vào “hậu phương lớn” Trung Quốc. Tuy thế, Lưu Thiếu Kỳ
cảnh báo Hà Nội, cuộc đấu tranh thống nhất đất nước sẽ kéo dài và sự giúp
đỡ của Trung Quốc cũng có giới hạn.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa dựa hẳn vào Trung Quốc. Dù đón tiếp Lưu
Thiếu Kỳ nồng hậu, như tiếp đón chẳng kém long trọng đoàn đại biểu
thương mại Liên Xô vài ngày trước. Lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
cám ơn cả hai nước về sự ủng hộ, đồng thời tỏ thái độ trung lập. Trong bữa