Đảng tranh luận những lựa chọn chiến lực trong cuộc họp Bộ Chính trị
tháng 10-1961. Hồ Chí Minh vạch ra, Mỹ mạnh gấp nhiều lần hơn Pháp
trong kháng chiến chống Pháp, do vậy, nếu sử dụng sức mạnh chống lại sức
mạnh, “ăn miếng, trả miếng” sẽ thất bại. Ông nhấn mạnh, những yếu kém
của bọn đế quốc và sức mạnh của lực lượng cách mạng là ở lĩnh vực chính
trị. Vì thế Hồ đề ra chiến lược dựa vào chiến tranh du kích, phát động sự
ủng hộ của quần chúng, dành được sự ủng hộ của dư luận thế giới. Do
những điều kiện thuận lợi cho cách mạng ở Nam Việt Nam tiến triển nhanh
chóng, Hồ Chí Minh thuyết phục các đồng chí của ông thận trọng mềm dẻo
sách lược, và hai điều này thể hiện trong những chỉ thị gửi tới ban lãnh đạo
Trung ương Cục. Chỉ thị vạch rõ cao trào cách mạng chưa tới và chúng ta
chỉ có thể giành thắng lợi “từng bước một”.
Tháng 7-1962, chính quyền Kennedy ký hiệp định thành lập nước Lào
trung lập dựa trên chính phủ liên minh dân tộc bao gồm phái trung lập, phái
tả và Pathet Lào trong chế độ liên hợp ba bên. Trong thư gửi cán bộ chủ
chốt Trung ương Cục, Lê Duẩn nhắc đến khả năng Mỹ có thể chấp nhận
một giải pháp tương tự ở miền Nam Việt Nam. Ông vạch ra, Washington
trước đây không thắng nổi Trung Quốc và Bắc Triều Tiên bằng quân sự. Hồ
đặc biệt hứng thú với giải pháp này. Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo
tờ “London Daily Express” (Nhật báo Tin nhanh London) vào tháng 3-
1962, Hồ vạch ra những điều kiện để dàn xếp cuộc xung đột ở Nam Việt
Nam trên cơ sở của Hiệp định Geneva. Hà Nội bây giờ tích cực tiếp xúc
những nhân vật trung lập ở Nam Việt Nam và Pháp để tranh thủ sự ủng hộ
của họ nếu chính phủ ba phái được thành lập tại Sài Gòn.
Washington chấp nhận chính phủ liên hiệp trung lập ở Lào dựa trên giả
định, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sức ép của Liên Xô, sẽ tôn trọng
những điều khoản hiệp định, không đưa quân và vũ khí theo đường mòn Hồ
Chí Minh, phần lớn chạy qua đất Lào. Nhưng khi tin tức tình báo cho thấy,
Hà Nội không có ý định tôn trọng những điều khoản hiệp định, Nhà Trắng
thôi đeo đuổi một dàn xếp tương tự ở Nam Việt Nam. Nhưng Hồ Chí Minh
vẫn còn hy vọng. Tại cuộc họp Bộ Chính trị tháng 2-1963, ông nêu rõ sự