quan tâm sức khoẻ của ông. Khi được hỏi ông có ngủ ngon không, Hồ đáp:
“Cứ hỏi chú Vũ Kỳ thì rõ”. Dù ông phản đối, giới lãnh đạo Trung Quốc
cũng tổ chức sinh nhật Hồ rầm rộ với vô số khách mời là các cô gái trẻ (Vũ
Kỳ nhận xét một cách khó hiểu trong hồi ký của mình, cho biết là Hồ rất
“tôn trọng” họ).
Sau khi kết thúc hội đàm, Hồ đi Sơn Đông thăm quê hương Khổng Tử.
Ông công khai thừa nhận là người ngưỡng mộ Cố sư phụ suốt đời. Trước
đền thờ Khổng Tử, Hồ nhắc lại sự cam kết sâu sắc của Khổng giáo với
những giá trị nhân đạo và nhận xét rằng nguyên tắc Đại Đồng nổi tiếng của
Khổng Tử tương đương với khái niệm hiện đại của xã hội bình đẳng. Ông
kết luận, hoà bình chân chính chỉ có thể khi kỷ nguyên Đại Đồng lan rộng
khắp thế giới. Trên máy bay về Hà Nội, Hồ Chí Minh viết một bài thơ ngắn
ghi lại cảm xúc sâu sắc của ông khi thăm quê hương của người con vĩ đại
của Trung Hoa.
Sau chuyến đi này, Hồ Chí Minh dần dần yếu hơn, mặc dù có lúc có
những phút lóe sáng bất thường. Trong chuyến thăm chính thức của uỷ viên
Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, Đào Chú tới Hà Nội vài tháng sau
đó, Hồ bất ngờ đề nghị người bạn cũ của ông kiếm cho ông một phụ nữ trẻ
tỉnh Quảng Đông để bầu bạn. Khi Đào Chú hỏi lại, sao Hồ không kiếm một
cô gái Việt Nam, Hồ nói: “Ở Việt Nam, ai cũng gọi tôi là Bác Hồ”. Về đến
Trung Quốc, Đào Chú báo cáo lại với Chu Ân Lai, do mối quan hệ tế nhị
giữa hai Đảng, Chu tư vấn với ban lãnh đạo Việt Nam và vụ việc yên lặng
chìm đi.
Tháng 5-1966, Hồ Chí Minh trở lại Trung Quốc để kỷ niệm sinh nhật 76
tuổi. Trong khi ông ở Bắc Kinh, ban lãnh đạo Trung Quốc bảo đảm với
ông, Trung Quốc ủng hộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Hồ viết một bức
thư gửi Bộ Chính Trị, cam đoan Trung Quốc dự định giúp đỡ Việt Nam
thực hiện thắng lợi cuối cùng, thậm chí chấp nhận nguy cơ Mỹ tấn công
Trung Quốc. Rồi ông đi nghỉ vài ngày tại khu nghỉ dưỡng ở miền trung
Trung Quốc, rồi tiếp tục đến Sơn Đông và Mãn Châu trước khi về nước vào
tháng 6-1966. Ngày 17-7-1966, ông đọc lời kêu gọi nhân dân Việt Nam,