tuyên bố “không có gì quý hơn độc lập và tự do”. Ở Bắc Kinh, hàng trăm
ngàn người tham dự mít tinh tại Quảng trường Thiên An Môn để biểu thị
sự ủng hộ của Trung Quốc đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam
giải phóng dân tộc.
Lúc này, Hồ đi lại ngày càng khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề khó
khăn đi lại, Hồ vẫn tuân thủ chặt chẽ việc tập thể dục buổi sáng. Ông giữ
một nếp sống lành mạnh: tự đi đến nhà ăn, làm vườn, cho cá ăn và tiếp
khách. Hồ tiếp tất cả từ nhà báo phương Tây, các chính khách nước ngoài,
đại biểu miền Nam cho đến nhân dân khắp nơi, dưới một rặng cây ngay gần
nhà. Bộ chính trị họp ngay dưới nhà sàn. Khi máy bay Mỹ bắt đầu ném
bom sát Hà Nội, ông sống trong hầm trú ẩn xây dựng ngay trong khuôn
viên Chủ tịch phủ. Đến lúc đó, không phải lúc nào Hồ cũng tham dự họp,
một số quan sát viên nhận xét, ông thường tỏ ra “lẩn thẩn”. Khi có những
vấn đề rắc rối, Duẩn dặn các đồng chí: “Đừng làm Bác lo lắng. Chúng ta
không nên làm Bác phải suy nghĩ nhiều”.
Lãnh đạo Đảng ngày càng lo lắng về sức khoẻ đang đi xuống của Hồ.
Ngay sau sinh nhật 77 tuổi, trong lúc Hồ đang chữa bệnh ở Quảng Châu,
Lê Duẩn họp Bộ Chính trị thảo luận vấn đề bảo vệ sức khoẻ của Hồ. Bộ
chính trị quyết định giữ bí mật cuộc họp để tránh Hồ khó chịu hoặc gây
hoang mang cho nhân dân Việt Nam. Chính phủ cử Nguyễn Lương Bằng
theo dõi sức khoẻ của ông và cử một đoàn đại biểu đặc biệt do Lê Thanh
Nghị tới Liên Xô để tư vấn, tìm hiểu cách thức giữ gìn thi hài của Hồ sau
khi chết.
Hồ Chí Minh từ nam Trung Hoa về nước cuối tháng 6-1966 và theo dõi
tình hình miền Nam. Thỉnh thoảng ông cũng tham dự công việc đối ngoại.
Đầu năm 1967, ông tiếp hai nhà hoạt động hoà bình Mỹ Harry Ashmore và
William Baggs và gợi ý thương lượng hoà bình có thể bắt đầu chỉ sau khi
Washington tuyên bố chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam. Sau khi hai ông
này báo cáo với Bộ Ngoại giao về kết quả chuyến đi, tổng thống Johnson
gửi một bức thư tới Hồ Chí Minh mong muốn chấm dứt ném bom, nhưng
chỉ khi Bắc Việt Nam ngừng đưa quân vào Nam Việt Nam. Nhưng giới