HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 74

Toàn quyền Đông Dương giới thiệu mới được nhận vào học,”- một quy
định rõ ràng đã loại Thành khỏi việc được xét đơn. Sau đó, Thành quyết
định trở lại tàu cho tới khi tàu rời đi xưởng sửa chữa tại Le Havre. Hầu hết
các thuỷ thủ nhận làm việc trên một con tàu khác và trở lại Đông Dương;
Thành đã trở lại Le Havre và nhận làm vườn tại nhà một chủ tàu ở Saint
Adresse, một bãi biển nghỉ mát (sau này được Claude Monet, hoạ sĩ người
Pháp, theo trường phái ấn tượng vẽ lại trên vải) chỉ cách thành phố vài dặm
về phía tây. Trong lúc rảnh rỗi, Thành đọc các tạp chí trong tủ sách và học
tiếng Pháp với con gái của người chủ tàu. Thỉnh thoảng Thành vào thành
phố nói chuyện với những người Việt Nam. Có thể Thành đã tới Paris gặp
Phan Chu Trinh. Theo một số tài liệu, cha của Thành đã đưa cho Thành thư
giới thiệu gửi người bạn cùng đỗ phó bảng trước khi Thành rời Việt Nam.
Sau khi được trả tự do khỏi nhà tù, ông Trinh đã tới Paris vào khoảng mùa
xuân năm 1911. Nếu họ gặp nhau, hẳn họ đã trao đổi về những tin vui từ
Trung Quốc. Những người cách mạng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của
Tôn Dật Tiên đã lật đổ triều đình nhà Thanh và thành lập một nền cộng hoà
kiểu phương Tây.

Thành sống rất hòa hợp với gia chủ và họ đã giúp Thành trở lại làm việc

cho công ty Chargeurs Reunis trên một con tàu tới châu Phi. Mặc dù một
người bạn đã nói với Thành rằng châu Phi nóng hơn nhiều so với Việt
Nam, Thành vẫn thích đi đó đây. “Tôi muốn được nhìn thấy thế giới” -
Thành đáp lại, và vẫn quyết định đi. Vài tháng sau, Thành đã tới nhiều
nước châu Phi và châu Á, trong đó có Algeria, Tunisia, Morocco, Ấn Độ,
Đông Dương, Saudi Arabia, Senegal, Sudan, Dahomey, và Madagascar.

Những gì trông thấy Thành rất thích và học hỏi thêm nhiều điều khi tàu

cập bến. Thành đã kể lại trong hồi ký của mình:

“Ba quan sát tất cả những gì xung quanh. Mỗi khí con tàu cập bến, Ba

tranh thủ tham quan thành phố. Khi trở lại tàu, trong khi túi Ba toàn những
bức ảnh và những bao diêm bởi vì Ba rất thích sưu tập những thứ đó”
.

Thành thường nhớ lại hình ảnh ghê rợn chế độ thuộc địa. Tại Dakar,

Thành đã nhìn thấy những người châu Phi bị chết đuối khi người Pháp ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.