mươi nghìn người Việt tại Pháp. Đa số họ làm việc tại các nhà máy, nhưng
có vài trăm người là du học sinh, con các gia đình giàu có. Do bầu không
khí chính trị sôi động trong cộng đồng trí thức ở Pháp, những sinh viên này
đã đủ độ chín muồi tham gia những cuộc vận động về chính trị. Tuy tinh
thần dân tộc rất mạnh mẽ trong người Việt sống tại Pháp, nhưng có rất ít
cuộc vận động biến tinh thần đó thành sự nghiệp đấu tranh giành độc lập.
Trong chiến tranh, Pháp khẳng định, bổn phận của công dân các nước dưới
đế chế thuộc địa là phải bảo vệ mẫu quốc. Thật bất ngờ, một số chiến sĩ
nòng cốt lại cho rằng, phải đổi sự ủng hộ người Pháp ở Châu Âu bằng tăng
quyền tự trị, thậm trí còn đòi độc lập hoàn toàn cho Việt Nam sau chiến
tranh. Nhiều người còn đi xa hơn nữa, thân với gián điệp Đức, hy vọng sự
thất bại của Pháp sẽ phá bỏ bộ máy cai trị ở nước ngoài, dẫn tới việc lật đổ
chính quyền thuộc địa.
Hình như người Pháp có bằng chứng Phan Chu Trinh và cộng sự Phan
Văn Trường, nên đã tìm cách kiểm tra cả hai. Sinh năm 1878 tại Hà Đông
gần Hà Nội, ông Trường được đào tạo trở thành luật gia, định cư tại Pháp
từ năm 1910, đã trở thành công dân có quốc tịch Pháp. Trước khi xảy ra
chiến tranh, ông Trường và ông Trinh thành lập Hội Người Việt Nam Lưu
Vong. Ông Trinh, người đầy lý tưởng nổi trội, nhưng chưa bao giờ biểu lộ
có quyền lực lớn trong tổ chức chính trị. Hội Ái Hữu thành lập - một tổ
chức không được sự ủng hộ rộng rãi của người Việt trong và ngoài Paris -
chỉ có khoảng 20 thành viên, hầu như không hoạt động gì. Tuy nhiên người
ta đồn rằng - tin này được cơ quan mật thám Pháp coi là thật - hai người đã
ngấm ngầm tổ chức một phong trào nhằm thúc đẩy một cuộc tổng nổi dậy ở
Việt Nam. Chính vì vậy ngay khi chiến tranh bùng nổ, họ bị giam giữ trong
thời gian ngắn do bị nghi ngờ đã tham gia các hoạt động tạo phản. Chính vì
họ bị bắt nên những bức thư của Thành đã rơi vào tay của nhà cầm quyền.
Sau khi được trả tự do, Trinh và Trường tránh không đối đầu với chính
quyền thuộc địa ở Đông Dương, và phải một thập niên sau thì mới có người
đưa ra được thách thức đối với chính quyền. Có thể người Pháp đã có
những hành động ngăn chặn hiệu quả hoặc vì thiếu năng lực, cộng đồng