HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 85

như Hàn Quốc, Tunisia… họ cũng thành lập những tổ chức tương tự và tìm
cách giành độc lập trong tay chính phủ thuộc địa.

Thành lập các tổ chức như vậy khi đó là thích hợp. Sau Thế chiến I, Paris

trở thành trung tâm vận động thế giới của các nhóm chống thực dân. Các
cuộc tranh luận về chủ nghĩa thực dân diễn ra thường xuyên trong Quốc hội
Pháp. (Trong một bài phát biểu tại Hà Nội tháng 4-1918, nhà hùng biện
Albert Sarraut - Toàn quyền Đông Dương, được giữ chức vụ này lần thứ
hai trong một thời gian ngắn - đã hứa, nhân dân Việt Nam sẽ sớm được
thấy các quyền của mình được mở rộng về chính trị). Vấn đề này cũng
được nêu ra vào tháng 1-1919 khi các nhà lãnh đạo các cường quốc Đồng
Minh thắng trận họp tại điện Versailles để thương lượng thoả ước hoà bình
với các lực lượng bại trận và đưa ra các nguyên tắc điều phối quan hệ quốc
tế sau chiến tranh. Tổng thống Mỹ, Woodrow Wilson, đã khích lệ tinh thần
các dân tộc dưới ách thuộc địa trên toàn thế giới bằng việc đưa ra Tuyên Bố
Mười Bốn Điểm nổi tiếng, trong đó kêu gọi trao quyền tự quyết cho tất cả
các dân tộc.

Vào đầu mùa hè, một số tổ chức của những người theo chủ nghĩa dân tộc

có trụ sở tại Paris đã phát hành các bản tuyên ngôn, công khai cho mọi
người biết mục tiêu của mình. Thành và các đồng sự trong Hội Những
Người Yêu Nước An Nam đã quyết định tranh thủ thời cơ đưa ra một bản
yêu sách. Với sự hỗ trợ của Phan Văn Trường về tiếng Pháp, Thành đã soạn
yêu cầu 8 điểm, kêu gọi các nhà lãnh đạo đồng minh tại Versailles vận dụng
ý tưởng của Tổng thống Wilson vào các vùng thuộc địa của Pháp ở Đông
Nam Á. Với tiêu đề “Yêu sách của nhân dân An Nam”. Bản yêu sách có
thái độ ôn hoà, không đề cập độc lập dân tộc nhưng yêu cầu quyền độc lập
chính trị cho người Việt Nam, quyền tự do dân chủ cơ bản như quyền lập
hội, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại, ân xá cho các tù nhân
chính trị, bình đẳng giữa người Việt Nam và người Pháp ở Việt Nam, bãi
bỏ chế độ lao dịch, các loại thuế cao đánh vào muối, thuốc phiện và rượu.
Bản yêu sách đề ngày 18-6-1919, tác giả của bản yêu sách là Nguyễn Ái
Quốc, 56 đường Monsieur-le-Prince dưới danh nghĩa Hội Những Người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.