ở các tỉnh, người bản xứ bị trói tay trói chân, phải gánh chịu thói tuỳ
hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người Pháp và thói tham tàn của bọn
làm tôi tớ ngoan ngoãn cho chúng, bọn quan lại, sản phẩm của chế độ mới!
ấy là công lý bị bán đứt cho kẻ nào mua đắt nhất, trả giá hời nhất. Xưa kia,
người bản xứ bao giờ cũng có thể kêu lên đến tận Triều đình nhà vua; nhưng
nay thì anh chàng "annamít" khốn khổ chẳng biết có thánh nhân nào để dựa,
và còn lại cho anh ta, chỉ là công lý của Chúa trời. Riêng đối với những ai mà
ngôn ngữ thực dân gọi là bọn quấy rối, thì những phiên họp âm u, được tô
điểm thành toà đại hình, bí mật quyết định số phận của họ - những người bản
xứ chính trực mà đồng bào của họ đều coi trọng và tin yêu.
Sự tương phản càng nổi bật không kém trong lĩnh vực kinh tế. Một bên
là những người bản xứ bị dìm trong cảnh dốt nát và suy yếu bởi một hệ thống
tinh khôn nhằm nhồi sọ, đần độn hoá, không lấp liếm hết được dưới một dạng
giáo dục bịp bợm: họ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt trong những lao tác nặng
nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ
bằng sức của
họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người
Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài
nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ
xuÊt
nhập khẩu và tất cả các ngành
nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của
nhân dân.
Buộc phải bị kiềm chế bởi sức mạnh, nhân dân An Nam, mà lịch sử chân
chính đã khởi đầu từ hơn 3000 năm, từng lúc từng lúc như có những đợt cồn
cào chống đối, biểu hiện bằng những mưu toan nổi dậy rộng khắp, hoặc bằng
hành động của những con người tuyệt vọng, như những cuộc biểu tình ôn hoà
năm 1908 (xem Bulletin officiel de la Ligue des Droits de l' Homme, ngày 31-
10-1912), và như những vụ nổ bom gần đây ở Nam Kỳ và ở Bắc Kỳ. Than ôi!
Đó là những cuộc phản kháng vô hiệu mà mỗi lần đều đem lại những trận đàn
áp đẫm máu, và thêm nữa đã tạo cớ cho chính quyền thể theo Napôlêông
trong vụ chiếc "máy ma quái"
1)
, mà trừ khử một cách lịch sự những người
An Nam không tỏ vẻ hoan hô thói độc đoán của nó. Người ta biết rằng trong
chiến tranh
2)
, Đông Dương đã là nơi diễn ra những sự kiện đau lòng, dẫn