trong tay, để họ tự chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh gay go mà họ sẽ
đảm đương đối với người Nhật và những người nước ngoài khác?
Nếu lời đáp có chiều khẳng định, thì chúng tôi khó hiểu vì sao các yêu sách
của mình, mà báo L'Humanité đã đăng trong số ra ngày 18-6 vừa qua, lại có
thể gây chấn động trong giới thực dân. Chúng tôi biết đích xác rằng một sĩ
quan cao cấp chỉ huy các tập đoàn lao công thuộc địa - có lẽ căn cứ vào
những chỉ thị
n
hận được từ bên trên - đã hạ lệnh cho từng trưởng tập đoàn
hãy tịch thu tất cả những bản yêu sách vừa nêu, tìm thấy ở những người lao
công An Nam. Rất ôn hoà cả về nội dung lẫn về hình thức, các nguyện vọng
của chúng tôi nhằm vào những cải cách chủ yếu cho việc giải phóng chúng
tôi, và nhằm vào những quyền tự do mà nếu không có chúng thì con người
ngày nay chỉ là một kẻ nô lệ khốn nạn. Không ai có thể phủ nhận rằng nếu
không có các quyền tự do ấy, thiết yếu cho việc truyền bá những tư tưởng và
kiến thức mà đời sống hiện đại đòi hỏi, thì không thể trông mong tiến hành
bất cứ một công cuộc giáo hoá nghiêm chỉnh nào cả.
NGUYễN áI QuốC
Báo L'Humanité,
ngày 2-8-1919.
ĐÔNG DƯƠNG Và TRIềU TIÊN
MộT Sự SO SáNH THú Vị
Thế giới sẽ chỉ có nền hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân
tộc tự mình thoả thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế
quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp nó. Trong khi chờ đợi
ngày đó, hiện nay họ còn là nạn nhân của con quái vật ấy, đòi hỏi