đến việc ban bố thiết quân luật, và kèm theo là những vụ tuyên án và hành
quyết hàng loạt. Giờ đây, các nhà tù khổ sai ở Guyan, ở Tân Calêđôni, ở Côn
Đảo, v.v. đều đầy ắp tù chính trị người bản xứ. Súng liên thanh và máy chém
đều chóng vánh buộc những ai bướng bỉnh, những ai phản kháng phải im hơi
lặng tiếng.
Sự cạnh tranh của Nhật Bản
Tình hình mà chúng tôi vừa mới phác ra một số nét lớn, có
lẽ sẽ có thể kéo dài vô tận, nếu cuộc chiến tranh - đã đảo lộn
toàn bộ châu Âu - hiện nay không kéo theo một sự xì xào mới về
vấn đề dân bản xứ. Quả vậy, do chiến tranh, nước Nhật đã tranh
thủ được, từ phía nước Pháp, những quyền ưu tiên đặc biệt ở Đông
Dương. Vậy phải thấy trước rằng người Nhật sẽ đến lập nghiệp ngày
càng nhiều trên xứ này và sẽ làm đủ mọi nghề ở đây; kết quả là
dân bản xứ sẽ sống càng khốn đốn hơn: bị hãm trong cảnh dốt nát
bởi chính sách đần độn hoá, bị suy yếu vì phải chịu nhiều thiếu
thốn, nhiều thủ đoạn đầu độc của Nhà nước - ngân khố và các công
ty đặc nhượng ép họ tiêu thụ thuốc phiện, rượu -, họ sẽ tiếp tục
luẩn quẩn trong một cái vòng thu hẹp quá đỗi.
Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát
triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ
quốc tế được mở rộng và tăng cường. Mặt khác, là phi lý nếu nghĩ
rằng hai dân tộc láng giềng như dân tộc An Nam và dân tộc Nhật
Bản lại có thể cứ tồn tại biệt lập đối với nhau. Nhưng người
Nhật, nhờ ở chính phủ khôn khéo của họ, có các phương tiện rất
đầy đủ, được trang bị tốt để tiến hành đấu tranh kinh tế; trong
khi đó thì người An Nam- chúng tôi đã nói vì sao - lại hoàn toàn
là con số không , xét về mặt tiến bộ hiện đại, so với các láng
giềng của họ: người Hoa, người Nhật, người Xiêm và cả người ấn
nữa. Câu hỏi đặt ra từ rày, là đứng trước tình hình mới được tạo
ra bởi những luồng du nhập của người nước ngoài, phải chăng Chính
phủ Pháp tin rằng đã đúng lúc, vì lợi ích chung, phải giải phóng
dân bản xứ và giúp đỡ họ bằng tất cả các phương tiện mình có