một cách nghiêm khắc, nhân danh nguyên tắc của dân tộc được quyền
tự quyết và họ rất xứng đáng để lưu ý tiếng nói của họ phải được
lắng nghe với tình cảm đậm đà trong nhân dân các nước châu Âu và
châu Mỹ. Dư luận thế giới đối với các nước đang rên xiết dưới ách
thống trị của nước ngoài không phải không làm cho những kẻ đi bóc
lột các dân tộc lo sợ. Chính phủ Nhật Bản nhìn thấy trước hậu quả
đáng buồn khi đã mở một cuộc chinh phạt rất lớn của chủ nghĩa
quân phiệt, đang thừa nhận phải cải cách chế độ ở Triều Tiên theo
một tinh thần khoan dung.
Tự TRị ở TRIềU TIÊN
Một sắc lệnh của Hoàng triều, công bố ở Đông Kinh, ngày 19-8-1919,
thừa nhận tự trị cho Triều Tiên, và tuyên bố những người Triều Tiên và Nhật
Bản về mặt pháp luật đều bình đẳng và đều được hưởng những quyền hạn
ngang nhau, không phân biệt là người nước nào. Chúng ta cũng phải thấy
trước rằng những người yêu nước Triều Tiên sẽ không vì thế mà lấy làm thoả
mãn và họ còn tiếp tục đòi cho được độc lập hoàn toàn, bởi vì phải chăng họ
phản đối đạo sắc lệnh ấy với lý do là nó cũng như tất cả các quy định luật
pháp khác có giá trị nhiều hay ít còn tuỳ ở sự thực hiện ra sao nữa.
Rõ ràng là chúng tôi không hề đóng vai trò đáng khinh bỉ làm
người biện hộ cho chủ nghĩa đế quốc Nhật, mà là chúng tôi lên án
nó cũng như lên án tất cả các thứ chủ nghĩa đế quốc. Chúng tôi
cũng không so sánh một cách cụ thể chi tiết giữa chế độ cai trị
của Nhật với chế độ cai trị của Pháp, mặc dầu về nhiều mặt, sự so
sánh ấy cũng sẽ làm lợi cho Nhật Bản, mà hiển nhiên nước này chưa
bao giờ có ý định đầu độc người Triều Tiên bằng cách bắt buộc họ
phải uống rượu và hút thuốc phiện; nhưng ngày nay, chính phủ Đông
Kinh đã tuyên bố chính thức giải phóng người Triều Tiên bằng cách
đồng hoá họ hoàn toàn như những công dân Nhật Bản. Thật đáng buồn
thay khi thấy rằng sau 50 năm thống trị mà những người đại diện
cho nước Cộng hoà Pháp ở Đông Dương vẫn cứ ngoan cố kìm chân
người bản xứ trong vòng nô lệ, không cho họ hưởng một chút quyền