cả khoa học quản lý Nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ
phong, tôn giáo, văn học, tất cả đều đã hoàn chỉnh và hoà hợp với nhau, trải
qua bao nhiêu thế kỷ, đã được điều hoà và ngày càng hoàn hảo thêm. Những
vết tích man rợ đã mất đi từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần
thục có tổ chức trong khi những người phương Tây còn ở tình trạng bán khai.
Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công
lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền,
thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét xa hoa, không hám tiền tài, khinh
ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy sinh; đó là những đức tính răn dạy trong
sách thánh hiền, lưu lại trong cổ phong và ghi thành luật pháp; hiện nay đó
cũng là những đặc điểm về bản tính của người An Nam hình thành từ bao thế
hệ, những thế hệ luôn luôn cố gắng thực hiện đạo đức ấy một cách thành
kính; người An Nam bình thường mà người ta gặp bất cứ ở đâu cũng đều như
vậy cả... Trong đám người bình dân, người ta cũng thấy những thuần phong
mỹ tục ấy, cả ở những người mà xưa nay chúng ta thường quen gọi là bọn côn
đồ, quân ăn cướp".
Bây giờ chúng ta xét xem dân tộc ấy bị ai cai trị và cai trị bằng cách nào.
"Chúng ta tới đây không làm cho người An Nam giàu lên chút nào mà
còn gây nên khủng hoảng để di hại lâu dài. Cạnh tranh của người Âu đã bóp
chết một số công nghiệp, thuế má nặng nề làm phá sản một số công nghiệp
khác". (Đại tá Bécna).
"Xã hội cũ An Nam tổ chức tốt như thế đã bị chúng ta phá huỷ. Chúng ta
tìm cách thay thế nó bằng những tổ chức thô sơ theo kiểu Pháp, nhưng vô
hiệu.
Khắp nơi, người ta vi phạm luật lệ của người An Nam, coi thường phong
tục, cướp bóc tài sản; mượn cớ đi trấn áp, nên quân lính "được thể" lại tha hồ
cướp phá, giết chóc; thú tính xấu xa nhất lại hoành hành; đến cái vẻ công lý
cũng không còn; không một viên chỉ huy nào mà miệng không chửi rủa, tay
không múa dùi cui,
chúng chỉ trấn áp chứ không cần giảng giải gì". (Đờ Puvuốcvin).