- Thưa đức ông, không, mới chỉ sóng sánh...
- Sóng sánh?
- Chỉ có một giọt rượu rớt ra, rơi xuống áo long bào, nhưng không ai trông
thấy.
- Không ai trông thấy sao lại biết?
- Chỉ một mình quan nội thị đứng đằng sau thái sư trông thấy.
- Thế cha ta có trông thấy không?
Dạ, dạ... gia thần không biết... Nhưng nhưng ông nội thị nói rằng quan thái
sư mắt lúc nào cũng lặng lẽ nhìn chén rượu của người minh thệ.
- Đúng, đúng... Cha ta... à... không ai biết được... Ông cũng không biết
được... cha ta mà cả đến ta... Này... Thế đức ông Trần Khát Chân thì sao?
- Không ai nhận thấy một điều gì khác lạ...
- Sao lại khác lạ - Trừng nhìn thẳng vào đôi mắt bối rối của người thư lại.
Rồi ông chợt nhớ ra một điều - Bây giờ ngươi làm ngay cho ta một việc.
Hôm qua, quan thượng tướng có viết thư mời ta tối hôm rằm đến dự tiệc
thưởng hoa, ông hãy sai người đến ngay Trại Mai báo rằng ra nhận lời. Ta
sẽ đến.
Khi người thư lại quay ra, Nguyên Trừng gọi ông lão bộc chuẩn bị qua cầu,
sang thăm ông ngoại.
***
Nguyên Trừng đi men bờ ao sen, ra con đường hoè, ngang qua cầu đá dẫn
đến dược thảo am nơi ở của cụ Phạm Công. Khu trại bây giờ được gọi là
Dinh ông Trừng, nhưng dân gian vẫn quen gọi là Trại Thuốc. Cụ Phạm Bân
hồi làm thái y dưới thời Trần Anh Tông, có công to đã chữa khỏi bệnh
hiểm nghèo cho hoàng tử, nên được vua ban cho đất, mở trại bên hồ Lục
Thuỷ .
Ông cụ sưu tầm cây thuốc ở khắp nơi đem về trồng thêm, thành thử trại
thuốc đã biến thành một rừng cây. Nhưng phần lớn cây thuốc lại là những
cây hoa nên trại của nhà họ Phạm đã trở thành một vườn hoa lạ. Ta gặp ở
đây dáng dấp một hoa viên dân dã, hoang dại. Vắt ngang dòng nước nhỏ,
có cây cầu đá rồi tiếp tới một đường hoè. Sau ao sen là một rừng bàng lá
đỏ. Ở một góc trại là một bãi lau trắng để nuôi loại sâu tên gọi “đông trùng