Đình tiền tạc dạ, nhất chi mai
(Đừng trọng xuân tàn, hoa rụng hết.
Đêm qua, sân trước, một nhành mai).
Minh Tông liền dùng chữ “Nhất Chi Mai” của câu thơ đặt tên cho cô con
gái yêu. Rồi lại xây riêng cho con một cung điện nhỏ xinh nhưng tráng lệ
và gọi là cung Quảng Hàn. Không hiểu ở đây có sự trùng hợp gì không.
Hay chàng nho sinh láu lỉnh đã nghe lỏm được câu chuyện về cô Nhất Chi
Mai nên ngẫu hứng thốt ra vế thứ hai câu đối. Cũng có thể người thư sinh
tài ba ấy đã tơ tưởng đến cô công chúa từ thời xa xưa lắm, bởi vì hai bà
vương phi họ Lê, những sủng phi của vua đều là cô ruột cha tôi.
Công chúa Nhất Chi Mai tên tục là Huy Ninh, là bạn thời thơ ấu, đồng thời
là anh em con cô con cậu với cha tôi. Vua Minh Tông gả bà cho tôn thất
Trần Nhân Vinh. Trong loạn vua phường chèo, Nhân Vinh bị giết. Vua
Nghệ Tôn sau đó gả bà cho cha tôi. Ông muốn dùng quan hệ hôn nhân để
gàn chặt cha với nhà Trần.
Như vậy bà Nhất Chi Mai, một mặt là mẹ kế của tôi, một mặt là bà cô họ
của tôi. Bà hiền hậu nhưng yếu ớt, trái ngược với cha tôi là một con người
chắc nịch, đậm, bộ mạt vuông vức có chòm râu đen nhánh. Cả mẹ tôi, cả bà
Nhất Chi Mai đều là những phụ nữ yểu điệu, mảnh mai. Lúc bà về nhà tôi,
bà ôm lấy tôi mà rằng:
- Con đừng sợ. Ta yêu quý con. Ta sẽ là mẹ của con. Lúc đó, tôi là một
thằng bé cao ngỏng, gầy gò. có đôi mắt rất to. Hồi đó, mới năm tuổi tôi đã
phải học chữ với một vị lão nho. Ông thày của tôi uyên thâm nhưng rất
nghiêm khắc; cứ thấy mặt ông là trong tôi như thất thần, toàn thân co rúm
lại, chữ học vào trong đầu lại bật ra. Cha tôi vốn thiên kinh vạn quyển nên
rất bực mình, không thể nào nghĩ được rằng con trai ông mà lại học dốt.
Ông nghiêm khắc mắng:
- Làm con trai mà lười học, sau này sẽ vô dụng.
Bà Nhất Chi Mai cười, bảo ông:
- Để thiếp dậy tháng bé cho.
Lạ thay khi học với bà, tôi học rất nhanh. Hơn một năm sau tôi đã đọc chữ
vanh vách. Lên bẩy tuổi đã thuộc lòng sách Đại Học.