HỒ QUÝ LY - Trang 245

ngồi ghế tựa sơn then, không phải đứng. Thái uý Ngạc đã bỏ ghế của Quý
Ly không cho ngồi cùng hàng, việc đó làm Quý Ly giận thâm tím ruột gan.
Tiếp đó, Ngạc lại bàn với vua cũ tức Trần Phế Đế, ngầm mưu giết Quý Ly;
việc đó bại lộ, Quý Ly phản kích thắng lợi. Từ đó, Ngạc bị lép vế hoàn
toàn. Mặc dù được phong tước đại vương, chức Thái uý, chức tước tột đỉnh
nhưng thực chất chỉ là bù nhìn. Nghệ Hoàng có ba con trai: Húc, Ngạc và
Ngung đều là người văn nhã.
Con cả là Ngự Câu Vương Húc. Húc theo Duệ Tôn đi đánh Chiêm Thành.
Sau khi Duệ Tôn tử trận, Húc bị bắt, Chế Bồng Nga gả con gái cho và dùng
làm vua bù nhìn Đại Việt, dùng làm kẻ dẫn đường tiến đánh Thăng Long.
Điều đó Nghệ Hoàng rất uất, cho là điều sỉ nhục nhất của mình.
Con thứ hai là Trang Định Vương Ngạc cũng là kẻ văn tài. Khi Ngạc lên
làm Thái sư, quan tư đồ Trần Nguyên Đán cáo lão về ở Côn Sơn gửi hai
câu thơ cho Ngạc:
Còn mất xưa nay xem đã rõ.
Cớ sao ông nỡ ít thư can?
Ngạc gửi tới Côn Sơn bài thơ trả lời
Tôi nay vào hạng vứt đi rồi
Ông chống nhà to chẳng có tài
Cùng một phường già suy yếu cả
Điền viên sớm liệu thoái về thôi.
Xem xong bài thơ, ông Đán thở dài.
- Dòng dõi đức thượng hoàng đều là những kẻ văn nhã, song khẩu khí u
buồn quá, nhu nhược quá... Mà kẻ lắm văn tài liệu lúc này có gì ích lợi cho
xã tắc không?
Người con thứ ba là Chiêu Định Vương Ngung, tức Trần Thuận Tôn. Ông
vua trẻ rất kính trọng Trang Định Vương Ngạc, chỉ tiếc tuổi còn ít, chưa
được điều hành chính sự nên không trọng dụng được anh mình. Trong khi
đó mọi việc vẫn do Nghệ Hoàng điều khiển.
Tiếng là Nghệ Hoàng nắm việc đất nước. nhưng thực ra ông vua già rất tin
Quý Ly nên đã dần dần trao hết quyền bính cho thái sư.
Tháng chạp năm ấy Ngung lên ngôi vua, tháng giêng năm sau Quý Ly đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.