người, giống như người Lạc Việt cổ, đến khi già lại lập nên thiều phái Trúc
Lâm, làm bậc bồ tát riêng một cõi. Đến như Trần Hưng Dạo, đánh giặc
cũng đánh theo kiểu sông kiểu nước, khiến cho phương Bắc đôi phen khiếp
vía kinh hồn. Và cả đến cha ta; đức Minh Tông sáng suốt, cũng không hùa
theo kẻ học trò mặt trắng để làm loạn nề nếp tổ tông.
Nay, ta đọc sách Minh Đạo của quan Bình Chương, thấy ngay được tinh
thần riêng một cõi. Thánh hiền là người xa xưa, chúng ta là người bây giờ.
Thánh hiền cư ngụ phương Bắc, chúng ta bờ cõi phía Nam. Không thể theo
thời xưa để có hại cho thời nay. Không thể hoàn toàn theo Bắc để có hại
cho lề thói nước ta. Thế mới biết, tài trí chẳng phân Nam Bắc.
Nay ta ban chiếu này, tỏ lời khen ngợi.
Khanh hãy khá hết lòng vì nước non gấm vóc, khá hết lòng vì ấu chúa dại
thơ. Tài đấy! Trí đấy!
Hãy đem ra thi thố, sao cho Minh Đạo rạng ngời, hẻo phụ lòng ta mong
đợi...
***
Đọc xong tờ chiếu, thái sư rưng rưng cảm động.
Đúng Nghệ Hoàng là tri kỷ của ông.
Chỉ ít lâu sau, cuốn Minh Đạo bỗng trở thành đề tài cho mọi người xì xào
bàn tán.
Ông nhớ lại hồi ông mới viết xong cuốn sách. Những người ông cho xem
đầu tiên là những người gần gũi ông nhất: Hồ Hán Thương, Nguyên Trừng,
Nguyễn Cẩn... Ông muốn biết phản ứng của những người còn trẻ, còn
nhiều nhiệt huyết. Bữa ấy, ông muốn đàm đạo với ba người trẻ tuổi đó về
Minh Đạo. Phòng riêng của ông ở cạnh thư phòng nơi ông sẽ gặp họ. Ông
còn đang đọc sách bỗng nghe thấy từ phòng bên ấy vang lên tiếng đàn
nguyệt. Trừng đấy! Cậu con cả đấy. Nó lại đánh đàn ở thư phòng. Đánh đàn
tức là nó vừa uống rượu xong. Trừng thường có thói quen như vậy. Trừng
hát rằng:
Đàn ơi đàn hỡi, hề ta muôn điên say.
Thanh trầm thanh bổng, hề ta vui tối ngày