khi giặc đến, nhân dân chạy hết vào rừng núi, hoặc trú ẩn ở những đầm lau
sậy. Quê ông cũng phải chạy giặc như vậy. Giặc tiến công mạnh quá, do đó
một số người đầu hàng, theo giặc. Làng ông nằm trong vùng điền trang của
hoàng thân Nguyên Diệu. Diệu đầu hàng Chế Bồng Nga nên một số dân
làng cũng theo chủ hàng Chiêm. Sau khi Trần Khát Chân diệt được họ Chế,
Lôi về làng và thề rằng: “Đất làng này theo giặc, ta thề suốt đời sẽ không
bao giờ dẫm chân lên đất này nữa”. Quả nhiên, suốt đời ông giữ vũng lời
thề ấy. Vì mồ mả tổ tiên Lôi đều ở làng quê nên người cháu trưởng của ông
phải ở lại coi sóc mồ mả, khói hương ở nhà thờ họ. Do đó, tết Nguyên Đán,
ngày giô tổ tiên, Lôi vẫn phải về quê. Đã thề không thèm đặt chân lên đất
làng, nên ông phải giữ chữ tín. Ông bèn giải quyết bằng cách đi kiệu về
làng. Kiệu vào thẳng trong nhà, sát chiếc giường ngủ; hạ kiệu ông lên
giường ngay. Thậm chí, ra thăm ao thăm vườn, đi tảo mộ, ông cũng ngồi
trên ghế kiệu, không hề dẫm chân xuống đất.
Người đời bảo ông là đồ gàn, nhưng vẫn phải nể trọng. Ông nói:
- Kẻ sĩ đâu chỉ nói thao thao những lời thánh hiền. Cái chính là việc làm.
Việc gì đúng lời thánh hiền, chết cũng làm. Việc gì sai với lời thánh hiền,
chết cũng không khuất phục.
Lá thư ông dâng Nghệ Hoàng để phản đối cuốn Minh Đạo có đoạn viết:
Đức Khổng Phu Tử là bậc thầy của ngàn đời. Hành vi của người là khuôn
vàng thước ngọc cho hậu thế. Quan thái sư trách nhiệm điều hoà âm
dương, ngày đêm ở bên cạnh thiên tử, việc ăn nói phải cân nhắc kỹ lưỡng;
cớ sao dám khinh xuất bàn đến... Thật là không biết tự lượng sức mình.
Trong sách có thiên bàn về kế sách, Thái sư đưa ra những chính sách như
ruộng đất, hộ khẩu, tiền tệ v.v... hoàn toàn trái ngược với kế sách của tổ
tiên. Há chẳng nghe thấy câu chuyện đức Trần Minh Tông nói với bọn Lê
Quát, Phạm Sư Mạnh hay sao: “Không thể tin nghe theo bọn học trò mặt
trắng để làm loạn nề nếp tô tiên”. Nay, đất nước ta đang gặp cơn khó khăn,
mất mùa, bão lụt. Nông dân đói khát nghe lời xúi dục của bọn phản loạn, rủ