Trừng vẽ bản đồ xây dựng Tây Đô. Ông bảo:
- Thật uyển chuyển, nhưng cái chính là phải cương nghị hùng tráng. Không
có bóng dáng một ngôi chùa! Những ngôi chùa dễ làm mềm yếu lòng
người. Kinh đô mới phải toát lên hùng khí trang nghiêm, kính cẩn, phép
tắc...
Quê hương Quý Ly ở đó, thủa nhỏ ở đó, nên rành địa hình vùng động An
Tôn. Ông góp ý, bắt Nguyên Trừng sửa chữa nhiều lần, cuối cùng tạm ưng.
Đại thể, đó là một kinh đô quân sự. Quý Ly muốn xây dựng một toà thành
khổng lồ, bằng đá, quy mô hùng tráng, to lớn nhất kể từ trước đến nay. Địa
thế Tây Đô thực hiểm trở, có sông núi bao quanh. Phía Bắc dựa vào núi
Voi, phía Nam có núi Đún che chắn. Phía Tây có dòng sông Mã, phía Đông
có núi Hắc Khuyển cùng dòng sông Bái bao bọc.
Tây Đô chia ra làm hai: khu thành nội và khu thành ngoại.
Khu thành nội hình chữ nhật, dài khoảng 2.250 thước ta (900 mét), rộng
khoảng 1.760 thước ta (700 mét). Chung quanh có tường thành cao 15
thước ta (6 mét), trên có đường đi rộng khoảng 10 thước ta (4 mét). Tường
thành xây bằng những viên đá lớn 2 mét x 1mét x 0,7 mét). Những viên đá
quá nặng, phải đắp đất, seo lên mới xây dựng được. Mặt trong thành lèn đất
dày như đắp đê. Thành có bốn cửa đều cao to, nhưng to nhất là cửa Nam
được gọi cửa Tiền, gồm ba vòm cổng, vòm giữa cao nhất (cao 9,5 mét,
rộng 6 mét). Các cánh cổng đều làm bằng gỗ lim phiến dầy, dưới chân có
lắp bánh xe bằng đá. Từ cửa nam một con đường lát đá thẳng tắp chạy đến
tận chân núi Đún, khá dài (5 ki - lô - mét).
Bao quanh thành nội là khu thành ngoại. Đó là khu dân cư gồm các làng xã,
phố phường, nơi mọc lên cả những dinh thự của các quan lại. Phía ngoài
thành ngoại đắp một bức thành đất, dưới chân trồng tre dày ken thành luỹ,
và ngoài cùng đào một lớp hào sâu như con sông nhỏ vây kín Tây Đô. Từ
con sông này lại có lối ăn thông với sông Mã, sông Bái để tiện việc chuyên
chở, giao thông cho kinh đô mới.
Kiến tạo một kinh thành vĩ đại đến như thế, đồng thời còn phải xây dựng
các cung điện, đài, các trong nội thành thử mà thời gian vẻn vẹn chỉ có ba
năm. Thật phi thường. Phải huy động hàng vạn nhân công, hàng vạn thợ