giỏi; phải trưng tập hàng ngàn chiếc thuyền, chiếc xe; phải bỏ ra hàng chục
kho lương, nhiều kho tiền. Người chết vì lao lực, vì bệnh tật kể tới số vài
ngàn. Mất bao nhiêu là máu, nước mắt, mồ hôi? Đứng sững trên con đường
đá Đốn Sơn, Nguyên Trừng miên man nghĩ tới những chuyện đó, ông chợt
thở dài. Ở xa xa, có tiếng trống thì thùng và tiếng loa vọng lại. Nguyên
Trừng lắng tai:
Bàn dân thiên hạ
Hãy nghe cho rõ
Đất nước thái bình
Thái sư lệnh truyền
Mở ngay ngày hội
Cho ngời Minh Đạo
Cho rạng nghĩa nhân
Cho khắp xóm thôn
Vui đời Nghiêu Thuấn...
Từ phía sau Đốn Sơn, ở lưng chừng núi, có một đoàn người Mường đi ra.
Họ xếp hàng một. Dẫn đầu là một đoàn con gái váy đen, áo trắng, khăn
trắng, tay môi người cầm một chiếc chiêng to nhỏ khác nhau. Các cô vừa đi
vừa gõ. Bóng họ in bật trên nền xanh của núi. Tiếng chiêng theo một giai
điệu lên bổng xuống trầm nghe rất lạ tai. Những người Mường từ vùng núi
cao, nghe vua mở hội ở kinh đô mới, đã xuống núi, vừa dự vui vừa để
ngắm một đô thành bỗng dưng lạc tới vùng đất hoang sơ này. Nghe tiếng
chiêng của họ, tất cả muôn vật đều như bị thu hút; mọi người đều ngẩng
nhìn, lắng nghe; cả đến tiếng trống, tiếng loa cũng đột nhiên im bặt. Tiếng
chiêng vang vang trong thung, kéo dài đến tận ngôi thành đá, nó ngân nga
như một giọng trầm trầm, thì thầm tâm sự. Tiếng chậm rãi bùng bung, bùng
binh, bang bang... như từ chiều sâu thẳm của núi rừng, của thời gian, bị lạc
hay bị nhốt hãm từ lâu, nay bỗng xổ lồng bung ra, tràn vào thung lũng. Nó
chẳng ồn ào nhưng bỗng làm ta cảm thấy rung động. Đó là tiếng của rừng
đại ngàn, tiếng của con suối ngầm rót rách gặp chỗ thoát bỗng ùa ra thành
thác; tiếng của những con người trong rừng sâu đêm đêm vây quanh đống
lửa, mắt họ ánh lên nôi u buồn của những đêm dài nguyên thuỷ; hay là