nhưng bà vẫn mang đồ nữ trang và xức rất nhiều nước hoa.
— Xin mời luật sư. Xin mời bà. Xin mời các vị ngồi.
Các cửa sổ quay về phía sông Seine đều được mở to. Trên cầu Saint
Michel có những hình bóng rất nhỏ của khách bộ hành đi lại như trong
những cuốn phim sản xuất năm 1910.
— Thân chủ của tôi, bà Marsh, vừa tìm thấy người chồng đã mất tích hai
chục năm nay.
— Xin có lời chúc mừng, thưa bà.
— Nhưng ông ấy đã qua đời.
Ông Giám đốc ra một cử chỉ lấy làm tiếc.
— Ông ấy chết dưới một cái tên khác, do đó chúng tôi đến gặp ông, ông
Giám đốc thân mến, chúng tôi cần sự giúp đỡ của ông.
— Câu chuyện xảy ra ở Paris ư?
Vì nếu việc này xảy ra ngoài Paris thì đó là việc của Bộ Nội vụ.
— Tang lễ sẽ diễn ra gần đây thôi, bến cảng Toumelle, nơi người chồng
của thân chủ tôi qua đời, nơi ông ấy mang cái tên René Bouvet suốt mười
bốn năm nay.
— Khó mà nói rằng ông ta mắc chứng quên lãng.
— Tại sao ông ấy biến mất mà không để lại dấu vết gì và tại sao ông ấy
lại mang tên René Bouvet. Cái cấp thiết là đám tang phải mang tên thật của
ông ấy và thân chủ của tôi được hưởng các quyền của mình.
— Ông ta là người giàu có ư?
— Ông ấy là như vậy.
— Ông ta khai mình làm nghề gì khi sống ở Toumelle?
— Theo tôi biết ông ấy chỉ tỏ ra mình là một người hưu trí khiêm tốn
thôi. Hình của ông ấy đã được đăng lên báo chiều hôm qua, do đó người
thân chủ của tôi...
— Bà Marsh có thể nhầm lẫn không?
— Bà ấy đã cùng một thanh tra cảnh sát ở Quận năm tới đó. Theo lời
khai trước đó của bà Marsh, viên thanh tra đã nhìn rõ một vết sẹo ở chân
phải như bà đã mô tả.
Trời nắng nóng. Ông luật sư phải thấm mồ hôi, Ông Giám đốc thở dốc.