giữa anh và các bạn bè của anh. Khi mẹ tôi hỏi nên mời những ai thì anh ấy
trả lời: “Không mời ai cả”. Rồi anh ấy nói thêm với vẻ khinh miệt: “Đó là
những hồn ma!” hoặc: ”Đó là những con rối.”
— Ông ấy ham mê những gì?
— Tất cả.
— Có nghĩa là?
— Tất cả nhưng không chủ tâm đến vấn đề gì. Có một điều chắc chắn:
anh ấy không thích nối nghiệp cha và nói thêm: “Đó là một kẻ nô lệ. Hạnh
phúc cho cha là ông cụ không biết cái đó!”
— Ông ấy bỏ nhà ra đi từ hồi nào?
— Từ ngày anh ấy đi Paris để tiếp tục việc học hành. Cha tôi bắt buộc
anh ấy học ở trường luật rồi về quản lý nhà máy.
— Ông cụ có cho ông Gaston nhiều tiền không?
— Rất ít. Thời kỳ đầu anh ấy về Roubais vào mỗi thứ bảy như qui định
của cha tôi. Sau đó thưa dần và bắt đầu có chuyện cãi cọ.
— Ông anh bà đã thay đổi ư?
— Rất khó nói. Tôi là một có gái sống trong một môi trường mà anh ấy
không thích. Anh ấy không nói chuyện gì với tôi cả, chỉ trả lời những vấn
đề thật cần thiết và gọi tôi là “cô gái” với vẻ che chở. Cũng nhiều lúc anh ấy
tỏ ra khiêm tốn khi tôi nói anh có cái đầu độc đoán, có lúc anh ấy sống lại
thời thơ ấu, vui đùa với tôi.
— Quan hệ giữa con trai với người cha như thế nào?
— Không nên công bố những điều tôi nói với ông sau đây, đúng không?
Nó là chuyện riêng tư của mỗi gia đình. Tiếp đó anh gọi cha là “ông già keo
kiệt”. Anh ấy biết một chuyện gì đó về ông cụ nhưng không nói ra. Mãi sau
này, trong thành phố, người ta nói cha tôi có quan hệ với một bà có danh
tiếng ở Lille. Khi anh tôi nói bóng gió về chuyện này thì ông cụ chỉ biết cúi
đầu.
Xin lỗi vì đã nói những chuyện không đâu. Người ta nói hạnh phúc gia
đình chỉ có khi con cái còn nhỏ và một khi chúng lớn lên thì gia đình bắt
đầu tan rã. Chính vì lý do ấy mà tôi ít gặp các con và đàn cháu của tôi.
Người già và người trẻ không nên sống cùng một nhà.