Điều bà chê trách ông nhiều nhất là ông không thực hiện được điều
này. Bà hiểu ông là một chính trị gia có tư tưởng giải phóng các lực lượng
mà ông cố gắng kiểm soát nhưng lại không thể. “Dây cương chính trị đã
tuột khỏi tay ông” bởi vì ông thiếu một nhãn quan sâu rộng.
Shevardnadze cảm thấy vị lãnh đạo phản bội mình, ông cũng cay đắng
nhận ra Gorbachev là tù nhân của chính bản chất của những khái niệm, cách
nghĩ và hành động riêng của ông. “Đôi khi tôi nghĩ không có kẻ thù nào
đáng sợ và nguy hiểm hơn là chính bản thân mình. Trước khi tìm bạn ở
quanh mình, bạn phải tìm một người bạn trong chính mình.
Shevardnadze coi Gorbachev là người không có khả năng đánh giá con
người và hững hờ với những người bạn của mình. Ông thấy buồn hơn vì
Gorbachev không bảo vệ ông và những cộng sự khác.
Với tôi, vẫn là một bí mật khi tại sao ông ấy lại trở nên quá thụ động
như vậy. Ông ấy biết trong những vấn đề nhận định tôi đều đúng, 100%
đúng nhưng ông ấy vẫn yên lặng. Tôi tự hỏi: một bộ trưởng, một cố vấn
thân cận là người nghĩ thế nào làm như thế, và một người bạn tận tình lại bị
chà đạp và ngược đãi − tại sao ông ấy không bảo vệ người bạn của mình?
Suy cho cùng, mọi việc tương tự xảy ra với Yakovlev và những người
khác... Lẽ ra Tổng thống phải bảo vệ chúng tôi. Không chỉ chúng tôi mà
còn là sự nghiệp chung.
Chính sách đối ngoại đạt được thành công hơn nhiều so với việc giải
quyết vấn đề đối nội. Có một tầm nhìn sâu rộng, thấu đáo nhưng lại thiếu
một cơ chế năng động linh hoạt trong chính sách đối nội. Việc này liên quan
đến thực tế ông tiếp thu tiêu chuẩn phương Tây, đặc biệt là Mỹ, trong chính
sách đối ngoại. Sự tán thành các giá trị con người toàn cầu có nghĩa là đặt
dấu chấm hết cho một phương thức ngoại giao được ăn cả ngã về không,
chấm dứt cách tiếp cận có tính giai cấp trong chính sách đối ngoại. Ông áp
dụng quan điểm của người Mỹ trong việc đạt một số tiến bộ về vấn đề kiểm
soát vũ khí, giảm chạy đua vũ trang − những vấn đề chỉ có thể thực hiện khi