để tránh mất mát. Loại bỏ điều mình ghét còn mạnh hơn việc chấp nhận rủi
ro. Khi một chính trị gia có quyền lực nhất định, anh ta sẽ không thích bị
mất chút nào. Mất đi một phần nhỏ quyền lực có thể sinh ra các phản ứng
bất thường và để lại cảm giác vương vấn thất vọng.
Nếu thuyết này áp dụng ở Liên bang Xô viết dưới thời Gorbachev, ông
đã thắng lớn cho đến năm 1989. Khi Hội đồng Nhân dân đã đi vào nền nếp
quy củ, Gorbachev lẽ ra phải tiến hành một nền dân chủ hoàn chỉnh. Suy
cho cùng, ông đề cao nhân tố con người, cá nhân đóng một vai trò to lớn
hơn trong xã hội. Ông tức giận trước những bài chỉ trích và cảm thấy bị xúc
phạm khi biết cuộc thăm dò dư luận cho thấy các đại biểu cấp tiến nhất lại
được các cử tri quan tâm nhất. Ông đánh liều triệu tập Đại hội nhưng phải
hứng chịu tác động ngược khiến ông mất đi phần nào quyền lực. Việc này
dẫn đến sự thành lập một hội đồng hành pháp, bước tính toán đầy mạo
hiểm. Lại một lần nữa không có tác dụng như ông mong đợi. Thay vì chào
đón các nhà dân chủ như những đồng minh, ông lại coi họ là đối thủ, là phe
phải ganh đua, thậm chí là kẻ chống đối. Bất cứ việc gì ông cho là làm giảm
quyền lực của mình đều khiến ông tức giận.
Dịch chuyển theo hướng thị trường, mà bằng chứng là việc thúc đẩy
chương trình 500 ngày Shatalin-Yavlinsky, lại là một sự tính toán mạo hiểm
nữa. Ngay từ đầu, Gorbachev cho rằng chương trình này sẽ củng cố địa vị
sẵn có của ông và giúp ông lấy lại quyền lực đã mất. Khi ông phát hiện
chương trình này thực ra là một kiểu cải cách cấp tiến nhưng gắn bằng một
tên khác, lập tức ông không quan tâm nữa. Cải cách cấp tiến này liên quan
đến vai trò của nhà nước, nghĩa là nhà nước sẽ không đóng vai trò gì trong
nền kinh tế. Nhà nước hạn chế bằng cách đưa ra một khung hoạt động và để
các nhân tố kinh tế tự tham gia các hoạt động có chọn lựa. Ông nghiêng về
chính sách của Ryzhkov-Albakin, nhấn mạnh sự can thiệp mạnh của nhà
nước vào nền kinh tế. Dựa vào các tiền đề của Gorbachev, kết quả của
chính sách này có thể đoán trước.