cả các bài học về sự quy thuận và phục tùng mà ông đã nỗ lực thuyết phục
các giám mục cũng như giới tăng lữ sẽ đi về đâu nếu không phải là về
Rome?
Nếu xem xét cụ thể các vấn đề gây chia rẽ mối quan hệ giữa Napoleon và
Pius VII trong những năm sau lễ đăng quang, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy
các vấn đề này không chỉ liên quan tới việc thực thi giáo ước tại Pháp. Do
chúng liên quan tới tham vọng bành trướng của Napoleon trên toàn lục địa
nên còn ảnh hưởng đến quyền lực tinh thần của Giáo hoàng đối với các tín
đồ công giáo châu Âu và cả các quyền thật sự của ông tại Italy. Trong khi
những nguyên nhân này có liên quan với nhau và không rơi vào một khuôn
mẫu nào thì có bốn nguyên nhân nổi bật là: sự mở rộng lãnh thổ tới miền
Nam Alps của Napoleon, đáng chú ý nhất là Italy; sự chiếm đóng và thôn
tính lãnh thổ của Giáo hoàng mà việc này cũng liên quan tới việc áp dụng
chính sách phong tỏa kinh tế tại bán đảo Italy; những tranh luận về vụ ly dị
của ông và hoàng hậu Josephine đúng lúc xảy ra rạn nứt giữa Pius và vua
xứ Habsburg; và cuối cùng là những nỗ lực không thành trong việc kích
động các giáo mục Pháp chống lại Giáo hoàng.
Một trong những lý do khiến Giáo hoàng tới Paris dự lễ đăng quang của
Napoleon là ông hy vọng hoàng đế sẽ đánh dấu sự kiện này bằng việc giữ
lại các vùng đất giáo xứ Bologna, Ferrara và Ravenna tại Rome. Chỉ vài
tháng sau đó, ông phải thất vọng, Napoleon tuyên bố các vùng đất đó là một
phần không thể thiếu được của Vương quốc mới Italy của mình. Nếu sự
công nhận mối quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ của Napoleon tại quốc gia
Italy cũ đã khiến Pius thật sự lo lắng, thì kế hoạch chi tiết về cả một hệ
thống của Napoleon vào tháng 5- 6/1805, khi ông chuẩn bị lên ngôi vua
Italy đã khiến Giáo hoàng, người chưa hề được hỏi ý kiến về vấn đề này,
hoang mang hơn. Việc áp dụng luật dân sự Pháp với điều khoản cho phép ly
dị mà không cần tới tòa án tôn giáo rõ ràng đã xúc phạm học thuyết công
giáo về sự thiêng liêng của hôn nhân. Cũng theo cách đó, các kế hoạch hạn