Một nhân vật khác có tầm ảnh hưởng lớn đến nền nghệ thuật của Đế chế là
Dominique Vivant Denon (1747-1825). Được bổ nhiệm là người quản lý hệ
thống viện bảo tàng từ cuối năm 1802, ông có vai trò riêng biệt. Ngày
10/8/1793, Louvre trở thành viện bảo tàng, sau đó tháng 7/1803 chính thức
đổi tên thành “Viện bảo tàng Napoleon”. Denon đã đóng góp đáng kể vào
phong cách nghệ thuật của Đế chế qua các tác phẩm điêu khắc lấy nguồn
cảm hứng từ những trải nghiệm anh hùng của ông tại chiến dịch Ai Cập.
Nhưng người ta biết đến tên tuổi Denon nhiều hơn trong vai trò nhà sưu
tầm vĩ đại không biết mệt mỏi vì lợi ích chung. Cho dù biện pháp ông sử
dụng là chiếm đoạt thô bạo hay thuyết phục ngoại giao tinh vi, thì cũng phải
khẳng định rằng ông đã rất nỗ lực mới có thể mang các công trình nghệ
thuật từ những vùng đất bị chinh phục về cho nước Pháp. Khi còn đương
nhiệm, ông xây dựng bộ sưu tập công phu các bức tranh, đồng xu, đồ sứ,
thảm thêu… Phần lớn những tác phẩm nghệ thuật này đều bị Đồng minh
lấy lại và trao trả cho người chủ đích thực của chúng sau thời kỳ Một trăm
ngày. Một trong số những người có đủ can đảm cất tiếng nói phản đối sự
chiếm đoạt này là Antonio Canova, nhà điêu khắc người Italy. Tuy nhiên,
điều này không ngăn cản ông nhận phần thưởng từ Napoleon, từ các thành
viên trong gia đình ông và từ những người có quyền cao chức trọng khác
trong Đế chế. Một trong những công trình nổi tiếng nhất của ông là tượng
thần vệ nữ đứng nghiêng, dựa từ hình mẫu khoả thân của Pauline Borghese
(Bonaparte).
Mặc dù rất ngưỡng mộ Canova, Napoleon chưa bao giờ thuyết phục được
nhà điêu khắc tài ba, người mà trong huyết quản luôn chảy dòng máu yêu
nước Italy này, cam kết phục vụ sứ mệnh của Đế chế. Kiến trúc và điêu
khắc là hai lĩnh vực có khả năng thể hiện hình ảnh vĩ đại của Đế chế nhưng
khi tài trợ cho lĩnh vực nghệ thuật này ông lại bị phụ thuộc vào lao động
nghệ thuật của người Pháp. Họ sẵn sàng làm những gì ông giao, điều này
gần giống như “chính sách chỉ huy nghệ thuật tập trung”, đặc biệt ở Pari.
Conseil des Batiment Civils, tổ chức hỗ trợ Bộ nội vụ, chịu trách nhiệm
quản lý toàn bộ công trình kiến trúc tại thành thị. Louis Bruyere được bổ