nhiệm là quản lý các công trình kiến trúc công cộng tại thành Paris năm
1811 đã củng cố được quản lý tập trung. Các cung điện hoàng gia được giao
phó cho Pierre Fontain (chính thức được công nhận là “nhà kiến trúc sư tiên
phong” của Đế chế năm 1813) và Charles Percier tu sửa và trang trí lại. Đây
là hai đại diện có ảnh hưởng lớn đến phong cách nghệ thuật của đế chế. Họ
hợp tác với nhau trong vòng 35 năm. Ngoài việc trang hoàng cho
Malmaison, Saint-Cloud, Versailles, Tuileries, Compiegne, Fontainebleau
và Elysee, tại các thời điểm khác nhau, họ còn đảm trách công việc tại một
loạt các công trình tòa nhà thành thị, đài tưởng niệm, đáng chú ý nhất là
Louvre, Arc de Triomph du Carrouel và thánh đường Gloire (Madelein)
Napoleon hiểu biết về kiến trúc và điêu khắc rất tự phụ và không chuyên
nghiệp. Trong một bức ghi chú nhỏ ngày 14/5/1806 về kiến trúc vòm cung,
ông viết:
Quan trọng là tất cả các thiết kế đều thống nhất với mô tả chung. Một là
công trình ghi nhớ Marengo, hai là Austerlitz. Tôi cũng muốn có các công
trình khác dựng lên ở Pari, công trình Hòa bình và công trình Tôn giáo. Với
bốn thiết kế này, tôi tin sẽ cấp kinh phí cho các tượng đài điêu khắc ở Pháp
trong vòng 20 năm. Nói chung, không được bỏ lỡ cơ hội nào để làm giảm
giá trị của người Anh và Nga.
Tầm nhìn vĩ đại này chí ít cũng có kết quả thực tế, ngoài những công trình
dành riêng cho cung điện hoàng gia, các công trình kiến trúc và điêu khắc
chính tập trung vào giai đoạn 1806- 12. Phần lớn kinh phí tài trợ cho các
công trình này là từ nguồn tiền bồi thường chiến tranh của những kẻ thù bị
khuất phục.
Kế hoạch xây dựng được thực hiện với tầm quy mô lớn sau những chiến
thắng quân sự vĩ đại của Napoleon giai đoạn 1805- 7, bao gồm các đài
tưởng niệm, tòa nhà công cộng, vòi phun nước, vườn cây, quảng trường,
đường phố, thậm chí một số công trình chức năng tiện dụng như cầu bắc
qua sông Seine, các chợ lớn tại thủ đô. Có lẽ đài tưởng niệm được nhiều