ngợi về thượng viện, cơ quan lập pháp, tất cả như “sự hòa ca của những lời
tán dương khoa trương” và như “tổ chức bảo tồn những lời xu nịnh về Đế
chế”. Bằng những lời lẽ hùng biện, trong đoạn kết, bà kêu gọi các quốc gia
châu Âu tập trung xây dựng và tập hợp lực lượng nhằm lật đổ Napoleon, tái
lập hòa bình.
Trong hai năm, ước muốn của quý bà de Stäel đã trở thành hiện thực. De
Stäel tiếp tục thù hằn với Napoleon cho tới sau khi ông sụp đổ, khi đó bà
mới có cảm giác an toàn. Trong cuốn Considérations sur les principaux
événements de la Révolution française (Nghiên cứu các sự kiện chính của
Cách mạng Pháp) xuất bản năm 1818, sau khi bà mất, bà viết:
Tôi rất lo lắng vì không có một tình cảm chân thành nào có thể khiến ông ta
cảm động. Ông ta coi con người chỉ như một đồ vật và chưa bao giờ đối xử
bình đẳng. Ông ta không yêu cũng không ghét… Sức mạnh ý chí của ông ta
nằm trong những tính toán bắt nguồn từ tính ích kỷ trong con người ông;
ông là quân át chủ bài và kẻ thù là tất cả nhân loại… Không có một luyến
tiếc nào, một hấp dẫn nào hay lòng sùng đạo nào khiến ông từ bỏ mục đích
của mình… Tôi cảm nhận được linh hồn lạnh giá như thép của ông. Tôi
cảm nhận được sự mỉa mai không tốt đẹp trong tâm trí của ông, thậm chí số
phận của chính ông là một bằng chứng: ông coi thường quốc gia có dã tâm
xâm chiếm và không có nhiệt huyết nào được trộn lẫn vào ước muốn của
ông khiến loài người phải sững sờ.
“Cuộc chiến tranh nhỏ” của Napoleon với các nhà văn xuất chúng thời đó
cũng bắt nguồn từ lý do tương tự: họ không phục tùng và không yêu nước.
Quan điểm của ông về vấn đề này rất thô bạo. Khi tìm ra được chút thời
gian để viết cho Cambaceres ngày 21/12/1806, một ngày tồi tệ của sắc lệnh
Berlin khi công bố chính sách phong tỏa kinh tế, ông phản kháng lại:
“Trong khi quân đội làm tất cả mọi việc cho quốc gia vì vinh dự tổ quốc, thì
các nhà văn lại cố gắng làm ô danh nó… Mọi người phàn nàn chúng ta
không có một nền văn học nào: đó là lỗi của Bộ Nội vụ (Bộ trưởng Nội vụ).