HỒ SƠ QUYỀN LỰC NAPOLEON - Trang 194

Một trong những tác phẩm đầu tiên, Génie du christinanisme (Thiên thần
đạo Cơ Đốc), xuất bản năm 1802, Chateaubriand đã nhận được sự quan tâm
đặc biệt của công chúng, đặc biệt là trong bối cảnh năm này. Ông chia sẻ
mối quan tâm nghệ thuật về tôn giáo và tín ngưỡng của quý bà de Stäel,
nhưng trong tác phẩm này, ông cũng đã chuyển hướng tập trung vào nước
Pháp và liên tục cho ra đời một loạt bài luận để biện giải cho đạo Cơ Đốc.
Các bài luận này xuất hiện đúng lúc mọi người chú ý nhất, đó là khi Giáo
ước giữa Napoleon và Giáo hoàng Pius VII được ký kết. Chateaubriand
không phải là người duy nhất cảm nhận được sự thay đổi tâm khí đó. Cùng
một lúc, nhiều nhà văn khác cũng đáp lại mối quan tâm mới về biểu hiện
tôn giáo sau thời gian bị vùi dập trong Cách mạng. Các tác phẩm La Dot de
Suzette
(Của hồi môn) của Suzette năm 1798, tác phẩm Du sentiment
considéré dans ses rapports a vec la littérature et les arts
(Những cảm nhận
trong mối quan hệ so sánh giữa văn học và mỹ thuật) của Ballanche năm
1801, tác phẩm La Duchesse de Vallière (Nữ công tước xứ Valliere) năm
1804 của quý bà de Genlis và cuốn Mathilde năm 1805 của quý bà Cottin
đều phản ánh sự kiện này. Tuy nhiên, cuốn Génie du christianisme (Thiên
thần đạo Cơ Đốc) có ảnh hưởng lớn nhất đến việc gìn giữ văn học và dành
sự tôn trọng cho triết học, đức tin tôn giáo truyền thống. Tác phẩm này ảnh
hưởng đến các tác phẩm thần học của Louis de Bonald và Joseph de
Maistre, những người được xem là những nhà thần học đầu tiên thời Phục
hưng đạo Thiên chúa sau năm 1815.

Tác phẩm này gồm bốn phần: tín điều và học thuyết, thi pháp, nghệ thuật và
văn chương, nghi lễ tôn giáo. Từ bốn góc độ này, tác phẩm hướng đến việc
phục hồi giáo lý cơ đốc, biến nó trở thành sức mạnh đạo đức và nhấn mạnh
vẻ đẹp của tôn giáo này như một tôn giáo mang chất thơ và có tính người
nhất trong các loại tôn giáo, nó ủng hộ nền tự do. Có thể coi đây là một bài
luận chống triết giáo, một lời kêu gọi đổi mới tinh thần của Pháp, một nỗ
lực nhằm đưa ra lựa chọn thay thế cho chủ nghĩa duy lý thông qua sự nhấn
mạnh vào nhân chứng lịch sử và tinh hoa nghệ thuật. Người ta chú ý đến tác
phẩm này ở sự công phu nghệ thuật, tầm nhìn thơ ca cá nhân chứ không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.