các nước này buộc phải trở thành các nước chư hầu trong những nhóm
chính trị mới của Napoleon ở phía đông sông Rhine và phía nam dãy Alps.
Những phản ứng trước sự cai trị của nước Pháp rất khác nhau ở hai quốc
gia. Nhưng trên thực tế, cả hiện tại và sau khi chế độ này sụp đổ năm 1814,
người Đức vẫn thù hận Napoleon hơn. Mặc dù các chính trị gia và các
thương nhân Đức có thể hợp tác với Pháp khi sự nghiệp chính trị hay lợi ích
kinh tế của họ bị đe dọa nhưng các tác giả vẫn có xu hướng lên án đế chế
Napoleon. Nếu ai đó chỉ nghĩ đến triết gia Fichte, nhà văn người Đức C. F.
Ruhs hay thủ tướng Áo Friedrich von Gentz mà lại bỏ qua hàng loạt tác giả
ít tên tuổi hơn, hình ảnh mà gần đây các nhà sử học Đức gọi là
“Napoleonbild”, là một điều rất đáng tiếc. Những điểm nhấn quan trọng ở
đây là sức tàn phá của chế độ cai trị của nước Pháp tới những nước bị xâm
lược: hy sinh quân sự, bóc lột kinh tế và (có lẽ phổ biến hơn cả) Napoleon
đã xúc phạm niềm tự hào dân tộc, bản sắc văn hóa và niềm tin tôn giáo của
những người Đức bị xâm lược.
Đối với những tác giả này, quan điểm về đế chế Napoleon cũng có sự mâu
thuẫn. Chẳng hạn, trong cuốn Geist der Zeit, Arndt gọi đó là “một quốc gia
quân sự chuyên chế ”. Ngược lại, cuốn Wars of Liberation (những cuộc
chiến vì tự do) được tung hô như là một làn sóng tinh thần của người Đức
chống lại sự thống trị của ngoại bang. Ở đây, chúng ta thấy được một sự
tiên đoán thú vị về những tác phẩm bằng tiếng Pháp của các tác giả sau này
viết về triều đại Napoleon như hai nhà sử học Sybel và đặc biệt là Tretshke,
khi mà cảm nhận chủ nghĩa dân tộc tại nước Đức mới thống nhất Reich
được biểu hiện trên cơ sở chính trị và quân sự. Sự liên kết quan trọng này
cho thấy cái gọi là ”Napoleonbild” vẫn tiếp tục bao trùm trên văn đàn Pháp
ít nhất là đến những năm 1880, sau giai đoạn đó, sự thù địch ngày càng gia
tăng trong hải quân và triều đình Anh - Đức đã làm xuất hiện quan điểm
nhìn nhận Napoleon như là một tấm gương anh dũng dám chống lại nước
Anh.