HỒ SƠ QUYỀN LỰC NAPOLEON - Trang 213

đại cũ. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng từ những biến động này, nhiều kết quả
tốt đẹp đã xuất hiện. Ảnh hưởng của nó đã phá vỡ cấu trúc trật tự phong
kiến cũ, xóa bỏ những đặc quyền dành cho giới quý tộc và những giáo sĩ cơ
đốc cũng như chế độ La Mã, vì thế nó dọn đường cho sự thống nhất chính
trị của nước Đức. Hơn nữa, khi nhìn lại làn sóng giải phóng chống lại hệ
phái bảo thủ Metternich phát triển vào cuối những năm 1820 thì những cải
cách của Napoleon đáng được đánh giá cao hơn. Giả định rằng ông đã củng
cố cho lợi ích của giai cấp tư sản, những luật lệ mà ông đưa ra lớn hơn đặc
quyền pháp luật và ông đã ủng hộ việc mở rộng thị trường trong nước vốn
bị cản trở bởi những rào cản về thuế và hải quan và dù trên thực tế còn có
những nghi ngờ thì tất cả những điều này đã gợi mở tư tưởng tự do thương
mại cho Đức. Tuy nhiên, nếu thời gian đã giúp có thêm những người ủng hộ
thì sau thất bại của Cuộc cách mạng năm 1848, lối suy nghĩ tự do của người
Đức cũng dần mất đi. Giai đoạn tiếp theo thiên về hệ tư tưởng dân tộc,
những người mà có tầm nhìn về nước Đức thống nhất thường độc đoán hơn,
quân phiệt hơn và đồng cảm hơn với người dân Phổ. Chiến thắng của Jena
Auerstadt đã làm dấy lên sự thù địch, thậm chí họ còn định báo thù cho sự
hy sinh của cháu trai của ông trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870-
1871.

Vẫn còn một nhân vật kiệt xuất là Goethe, người cùng thời với Napoleon và
xét về nhiều mặt là một trong số những tác giả Đức khó hiểu nhất. Là một
quan sát viên quân đội Phổ tại chiến trường Valmy (ngày 20/9/1792), ông
đã ca ngợi chiến thắng của những chiến sĩ cách mạng: “Tại đây và hôm nay,
một kỷ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử thế giới”. Rất lâu sau đó, khi
quân đội Pháp đang chiếm ưu thế, ông đã gặp Napoleon ba lần vào tháng
10/1808, lần đầu tiên là ở Erfurt và hai lần sau là ở lâu đài Weimar. Những
người từng chứng kiến cuộc gặp này đã thuật lại rằng, hai ông đã ngay lập
tức thể hiện sự khâm phục lẫn nhau, Napoleon đã có những lời ca tụng nhà
thơ có tác phẩm voilà un homme!. Sau đó, Napoleon mời Goethe tới Paris
làm nhà viết kịch chính thức cho hoàng gia. Napoleon luôn thích các nghệ
sĩ hay nhà văn nổi tiếng phục vụ cho mục đích truyền bá của mình và coi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.