Sau năm 1815, những ký ức về một Bonaparte sống mãi trong những huyền
thoại, thậm chí cả khi xã hội Pháp bị cuốn vào thời kỳ công nghiệp hóa và
đô thị hóa. Nhà nghiên cứu Bernard Ménager đã chứng minh được những
huyền thoại về Napoleon đã góp phần làm tăng số phiếu ủng hộ Louis
Napoleon như thế nào. Bất chấp những thất bại thảm hại trong nỗ lực đảo
chính tại Strasbourg (10/1839) và tại Boulogne (8/1840), thật khó để lý giải
sự hình thành học thuyết Bonapart trong tác phẩm Des Idees
Napoleoniennes lại có ảnh hưởng tới sau này như vậy. Mặc dù tác giả chưa
biết cách liên kết và tập hợp các hoạt động quân sự của Napoleon với nhau
nhưng ông lại thấu hiểu đâu là những điểm mấu chốt để thu hút sự quan tâm
của độc giả. Ông biện luận rõ ràng những luật lệ mà hoàng đế đã lập ra
“công bằng đi đôi với nguyên tắc dân chủ; hệ thống cấp bậc đi đôi với
những nguyên tắc trật tự, ổn định; nền tảng của chế độ là sự dân chủ bởi tất
cả sức mạnh đều xuất phát từ người dân trong khi tổ chức là một hệ thống
trật tự.”. Những sự thật giản dị này, đặc biệt lý luận cho rằng chủ nghĩa
Napoleon đại diện cho quyền và lợi ích của người dân, cho trật tự xã hội và
chính phủ thậm chí đã có ảnh hưởng tới kết quả của cuộc bầu cử tổng thống
Cộng hòa đệ Nhị (12/1848). Cuộc bầu cử được tiến hành trên cơ sở trưng
cầu dân ý. Ban đầu, Louis phải thích nghi với những gì đang có của nền
cộng hoà. Sau cuộc đảo chính (2/12/1851), ông có cơ hội biến những huyền
thoại về vị hoàng đế thành một thực tế chính trị mới.
Đúng một năm sau đó, đế chế thứ hai của Napoleon đệ Tam chính thức
tuyên bố thành lập. Bản thân danh hiệu của ông tuân theo các quyền triều
đại xem giữa của hoàng đế Napoleon II không ngai, con trai của vị hoàng
đế đầu tiên từng là vua của thành Rome với công nương Reichstadt, người
đã mất tại lâu đài Shonbrunn vào năm 1832. Những trải nghiệm thực tế với
hệ thống đế chế mới tái thiết đã dấy lên làn sóng phản ứng lại huyền thoại
Napoleon đầu tiên, đồng thời chống lại quan điểm của Thiers. Sự chứng
minh của Tocqueville(44) về các nguyên tắc đạo đức của chủ nghĩa tự do
trong một bài viết nổi tiếng viết năm 1856 là rất rõ ràng. Sự phê phán của
ông đối với biện pháp chuyên quyền núp dưới bóng dân chủ, trưng cầu dân