HỒ SƠ QUYỀN LỰC NAPOLEON - Trang 237

việc hải quân Pháp dần suy yếu sau sự kiện Trafalga khiến cho tất cả những
ước vọng ban đầu trở nên xa vời.

49 Levantine: Vùng cận Đông.

50 Adriatic: vùng biển thuộc Địa Trung hải, nằm phân cách bán đảo Italy
với đảo Balkan.

Thuyết phục hơn là luận điểm của Édouard Driault được trình bày trong tác
phẩm Napoleon et l’Europe (1917-1927) dài năm tập. Tác phẩm cho rằng
tham vọng của Napoleon được khuấy lên từ ý tưởng La Mã. Dĩ nhiên đây
không phải là ý tưởng đầu tiên. Mười lăm năm trước đó, tác phẩm của
Edgar Quinet đã chỉ ra điều tương tự khi cho rằng mục đích của Napoleon
là một kiểu chính quyền La Mã thống nhất. Tuy nhiên, Driault phát triển
luận điểm này lên tầm cao hơn. Ông cho rằng nó bao hàm không chỉ là khát
vọng chinh phục và đồng hóa toàn bộ nước Italy dưới sự cai trị của nước
Pháp (tại một thời điểm nhất định điều này đã thật sự đạt được) mà còn là
tham vọng thiết lập một đế chế Pháp rộng lớn ở Địa Trung Hải. Ông củng
cố lý luận của mình qua những biểu hiện bên ngoài của Napoleon: danh
pháp chính trị, nghệ thuật, huy chương, tiền, lâu đài, đài tưởng niệm… Vị
hoàng đế này muốn tất cả mọi vật đều có thể cất tiếng nói về Đế chế
Napoleon.

Tuy nhiên, sức mạnh của kế hoạch vĩ đại ấy xuất phát từ đâu? Drault đưa ra
một câu trả lời rõ ràng: từ chính sức mạnh của Cuộc cách mạng Pháp. Cuộc
cách mạng vừa mang tính hủy diệt vừa mang tính xây dựng và Napoleon đã
vận chúng vào trong chính mình. Là người có sức mạnh và bản lĩnh trong
Cuộc cách mạng, Napoleon đã trở thành người truyền bá hiệu quả nhất tư
tưởng của Cuộc cách mạng ra ngoài nước Pháp, quét sạch tàn dư thể chế
chính trị và xã hội của các triều đại trước. “Lý tưởng La Mã” trở thành
phương tiện thúc đẩy những thay đổi mang tính cách mạng. Theo quan
điểm của Driault, cả hai đã tìm được sợi dây gắn kết trong tư tưởng và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.